Ngành Tài Chính: Đào Tạo Lại Sau Khi Tuyển Dụng

Posted by TranceM2 on

Tại cuộc hội thảo chuyên đề phát triển và nâng cao nguồn nhân lực trong ngành tài chính ngân hàng ở Việt Nam, các chuyên gia đưa ra nhận định nguồn nhân lực ngành tài chính không đáp ứng được thị trường lao động dù nhu cầu đang tăng cao trở lại.

Theo các giáo sư, ngành tài chính ngân hàng mỗi năm đều có số lượng lớn sinh viên tốt nghiệp, nhưng vì chất lượng đào tạo tại các trường không tốt nên các doanh nghiệp và nhà tuyển dụng phải đào tạo lại từ đầu.

Số sinh viên được tuyển dụng không nhiều

Theo đánh giá của lãnh đạo các doanh nghiệp trong nước, hệ thống công ty tài chính ngân hàng ở Việt Nam đang trong quá trình tăng trưởng khá nhanh chóng giai đoạn 2005-2015. Tuy nhiên, nguồn nhân lực ngành tài chính lại không đủ tiêu chí về năng lực cũng như số lượng để đáp ứng cho các doanh nghiệp.

Chính vì hiện trạng sinh viên ra trường thiếu kiến thức, nên các doanh nghiệp hiện nay đều có những trung tâm đào tạo lại nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu công việc. Có nhiều doanh nghiệp đã chi hàng tram triệu đồng đầu tư vào việc đào tạo lại sinh viên.

Một cuộc khảo sát nguồn nhân lực ngành tài chính cho thấy số sinh viên tốt nghiệp ngành tài chính trung bình mỗi năm khoảng hơn 30.000 sinh viên và tăng lên theo từng năm. Trong số đó, chỉ có khoảng 15.000 sinh viên được tuyển dụng vào các doanh nghiệp vì nhiều sinh viên còn thiếu kiến thức và trình độ chuyên môn.

Trong cả nước có khoảng gần 50 cơ sở đào tạo các ngành tài chính ngân hàng. Tuy nhiên các trường đại học ít chú trọng về kỹ năng chuyên môn thực tế, điều này dẫn đến việc đào lại quá nhiều ở các doanh nghiệp.

Việc đào tạo lại nhân viên mất khá nhiều thời gian. Ngành tài chính ngân hàng mất khoảng nửa năm để hỗ trợ đào tạo lại các nhân viên và cần 1 năm để các nhân viên có được những kỹ năng chuyên môn, phong thái làm việc đủ tiêu chí với các doanh nghiệp.

Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp mở trường tự đào tạo nhân viên riêng. Họ tự thiết kế các chương trình giảng dạy, phương pháp đào tạo và chú trọng đến những kỹ năng cần thiết với từng bộ phận của công ty.

Đào tạo kỹ năng

Vì nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành tài chính đang gia tăng, chúng ta cần phải thay đổi phương pháp làm việc để theo kịp thị trường hiện đại hóa ngày nay.

Việc thay đổi quá trình đào tạo cũng liên quan đến đội ngũ giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng. Giảng viên cần trang bị cho sinh viên các kiến thức thực tế để xử lý tốt những tình huống trong công việc hằng ngày. Việc đẩy mạnh những kiến thức thực tế sẽ giúp hạn chế tình trạng đào tạo lại ở các doanh nghiệp trong tương lai.

Bên cạnh kỹ năng chuyên môn, sinh viên cũng cần được đào tạo tốt về mặt đạo đức nghề nghiệp ngay còn ngồi trên ghế nhà trường. Bằng cách liên kết các doanh nghiệp với các trường đại học, cao đẳng, chúng ta sẽ có nhiều biện pháp tối ưu hơn giúp sinh viên tiếp xúc với môi trường thực tiễn sớm và làm quen với phong thái làm việc chuyên nghiệp hơn.

Tuy nhiên, với mỗi vị trí làm việc khác nhau tại cùng một cơ quan, sinh viên cần phải trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng riêng biệt để phù hợp với từng vị trí đó. Một mặt khác, ở những cơ quan tổ chức khác nhau đều có những yêu cầu khác nhau dù là cùng một vị trí, nên các trường đại học khó có thể đưa ra một chương trình đào tạo phù hợp với tất cả.

Khi ngồi trên ghế nhà trường, điều quan trọng và cần thiết cho mỗi sinh viên là phải tự tìm tòi, học hỏi và rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho mình. Các sinh viên có thể tham gia các khóa học kỹ năng nghề nghiệp và tham gia thực tập tại các doanh nghiệp từ sớm để tích lũy kinh nghiệm làm việc và nâng cao chất lượng chuyên môn. Khả năng tự học cũng sẽ giúp các sinh viên có định hướng tốt hơn trong quá trình tìm việc.