Cách xin nghỉ việc khéo léo mà bạn nên biết
Không hẳn bạn trẻ nào cũng biết cách xin nghỉ việc khéo léo, đó là một trong những điều mà các bạn trẻ nên học khi bắt đầu bước vào quá trình làm việc của mình.
Có rất nhiều bạn, đặc biệt là các bạn trẻ vẫn chưa nắm được cách xin nghỉ việc như thế nào để thể hiện sự chuyên nghiệp của bản thân. Cách xin nghỉ việc khéo léo sẽ giúp bạn để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng mọi người và đây có thể là cơ hội tốt cho tương lai của bạn.
Nếu bạn nghĩ rằng đã nghỉ việc thì sẽ không liên quan đến công ty cũ nữa, thì đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Bởi vì bạn không thể biết được liệu công việc trong tương lai có liên quan đến công ty cũ hay không. Cho nên, hãy tham khảo bài viết để biết bản thân nên làm gì khi có ý định nghỉ việc nhé.
- Xác định thời gian nghỉ việc
Trừ trường hợp bạn nghỉ việc vì lý do đột xuất, không thể trì hoãn được. Thì tốt nhất, hãy nghỉ việc vào những thời điểm công ty không có quá nhiều việc. Nếu không, khi bạn nghỉ việc có thể khiến công ty bị xáo trộn vì thiếu nhân lực làm việc, đặc biệt là khi các dự án đã bắt đầu triển khai. Và đương nhiên, nghỉ việc những lúc này không thể đòi hỏi cấp trên vui vẻ chấp nhận được.
- Tiến hành thông báo kế hoạch nghỉ việc
Khi bạn đã xác định được thời gian nghỉ việc, hãy thông báo đến quản lý, lãnh đạo của bạn. Đầu tiên, bạn có thể thông báo bằng miệng để họ có sự chuẩn bị trước. Sau đó, hãy viết đơn xin nghỉ việc và trình lên ban lãnh đạo duyệt.
Thời gian tối thiểu là 2 tuần trước ngày bạn chính thức nghỉ việc. Bước này nhằm giúp sếp của bạn có đủ thời gian để tìm người thay thế cho vị trí của bạn. Cũng như giúp bạn có thời gian để sắp xếp, bàn giao công việc. Tuy nhiên, bạn không nên thông báo quá sớm, thời gian tối đa là 1 tháng nếu bạn không muốn bị mọi người thắc mắc sao mãi vẫn chưa nghỉ việc.
- Giải quyết mọi vấn đề tồn đọng
Điều mà bạn cần thiết phải làm trước khi nghỉ việc chính là hoàn thành hết tất cả các công việc do bạn chịu trách nhiệm. Đây được xem là cách bạn tôn trọng công việc cũng như thể hiện trách nhiệm của mình. Đồng thời, việc này cũng sẽ giúp bạn nhận được sự tôn trọng từ đồng nghiệp cũng như sếp của mình.
Sắp xếp lại các loại giấy tờ, ghi chú bằng nhãn dán để giúp người đảm nhiệm vị trí của bạn dễ dàng trong việc tìm kiếm. Ghi lại hướng dẫn cho những công việc mà bạn đang theo dõi hay những lưu ý về một vị khách hàng nào đó. Đây là những việc tuy nhỏ, nhưng sẽ mang lại kết quả rất tốt.
- Viết đơn xin nghỉ việc
Cách xin nghỉ việc khéo léo còn phụ thuộc rất nhiều vào đơn xin nghỉ việc của bạn. Đơn xin nghỉ việc không nên được viết với quá nhiều sự sáng tạo hay cái tôi của bạn. Mà nên theo đúng quy chuẩn thường thấy của mọi người. Trong đó, bạn nên sử dụng khéo léo lý do xin nghỉ việc, tránh những lý do thiết tế nhị, gây khó chịu cho người xem như mức lương quá thấp, đồng nghiệp quá chán hay môi trường làm việc không chuyên nghiệp,… Kết thúc thư, đừng quên thể hiện sự ghi nhớ của bạn về công việc, về lãnh đạo và về công ty cùng sự niềm nở của bạn.
Một điều đặc biệt quan trọng chính là bạn không nên gửi thư bằng mail mà hãy in ra giấy A4 và gửi trực tiếp đến tay sếp của bạn. Đây là bước thể hiện sự chuyên nghiệp và thái độ tôn trọng của bạn.
- Gặp sếp trao đổi vấn đề nghỉ việc
Hãy hẹn gặp và xin được trao đổi trong chốc lát. Bạn không nên trao đổi khi có quá nhiều người, chỉ cần có mặt bạn và sếp là vừa đủ, nếu bạn không muốn mọi chuyện trở nên rối tung lên. Sau đó, hãy gửi đơn xin nghỉ việc cũng như trao đổi thẳng thắn về việc này.
Chú ý: Chắc chắn trong thời gian trao đổi, sếp sẽ hỏi lý do nghỉ việc cũng như đưa ra những lời mời gọi ở lại. Bạn hãy dành thời gian để chuẩn bị lý do xin nghỉ việc cũng như câu trả lời cho những câu hỏi thường gặp. Nó sẽ giúp bạn tránh được sự lúng túng khi sếp đặt ra quá nhiều câu hỏi.
Tìm được cách xin nghỉ việc khéo léo sẽ giúp bạn thể hiện sự chuyên nghiệp của bản thân, đồng thời cũng giúp bạn giữ lại được hình ảnh tốt đẹp trong mắt ban lãnh đạo cũng như đồng nghiệp trong công ty. Cho nên, hãy đảm bảo bạn nghỉ việc trong văn minh, lịch thiệp nhé.