0

WACC là gì? Công thức tính WACC tiêu chuẩn

Posted by TranceM2 on

Để một công ty hay doanh nghiệp vận hành trôi chảy cũng như đạt được lợi nhuận cao thì có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới. Đặc biệt, nếu muốn đạt được lợi nhuận thì mức chi phí mà công ty bỏ ra cho hoạt động sản xuất cũng phải được tính toán rất kĩ càng. WACC là một yếu tố nằm trong đó. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem WACC là gì qua bài viết dưới đây nhé.

  1. Khái niệm WACC

WACC là từ viết tắt của Weighted Average Cost of Capital, có nghĩa là chi phí sử dụng vốn bình quân. Đây là mức chi phí sử dụng vốn được tính toán dựa trên tỉ trọng các loại vốn mà doanh nghiệp sử dụng.

Các nguồn vốn của doanh nghiệp thường bao gồm:

  • Cổ phiếu thường
  • Cổ phiếu ưu đãi
  • Trái phiếu
  • Nợ vay
  • Các khoản nợ dài hạn khác

Tuy nhiên, tóm gọn lại thì tài chính của một công ty hay doanh nghiệp sẽ chia thành 2 loại chính là vốn chủ sở hữu và khoản nợ cho nên WACC chính là chi phí trung bình tính theo tỉ lệ của từng nguồn nhằm huy động được số tiền đó.

  • Bản chất của WACC là gì?

         Theo nghĩa rộng thì WACC là trung bình chi phí vốn chủ sở hữu hoặc nợ của một công ty dùng để tài trợ tài sản của mình. WACC được sinh ra để xác định số tiền lãi mà công ty đó nợ cho mỗi đơn vị tiền mà họ tài trợ.

Bên cạnh đó, WACC giúp chỉ ra lợi nhuận mà cả chủ sở hữu vốn và người cho vay đều mong đợi nhận được. Hay nói theo cách khác thì WACC là chi phí cơ hội khi đầu từ tiền vào một công ty của nhà đầu tư.

Trong nội bộ công ty, ban lãnh đạo sẽ sử dụng WACC như một phương thức chính thống để đưa ra những quyết định liên quan đến dòng tiền cũng như lợi nhuận của công ty khi muốn mở rộng hay sáp nhập vào một thị trường mới.

         Mở rộng hơn thì WACC cũng được sử dụng như một tỷ lệ mà các nhà đầu tư dùng để đánh giá lợi nhuận của một công ty, từ đó kiểm tra xem khoản đầu tư này có đáng để theo đuổi hay không.

  • Công thức tính WACC tiêu chuẩn

Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC được xác định bởi công thức:

WACC = (E/V) x K+ (D/V) x KD

Trong đó:

  • KE: Chi phí sử dụng vốn cổ phần
  • KD: Chi phí sử dụng nợ vay
  • E: Giá trị thị trường của Vốn cổ phần
  • D: Giá trị thị trường của Nợ vay
  • V: Tổng vốn dài hạn của doanh nghiệp (V = E + D)
  • Tax: Thuế suất thuế TNDN

Lưu ý: Cơ cấu nguồn vốn sử dụng (E/V hay D/V) phải là cơ cấu nguồn vốn tối ưu. Được xác định theo giá trị thị trường của doanh nghiệp.

Ngoài ra, khi tính WACC thì chi phí sử dụng vốn đưa vào tính toán phải là chi phí sử dụng vốn sau thuế của từng nguồn tài trợ riêng biệt. Đồng thời cơ cấu nguồn vốn sử dụng thường được xác định theo giá thị trường của công ty.

Thêm vào đó, vốn cổ phầnlà tỷ suất sinh lợi mà nhà đầu tư yêu cầu khi mua cổ phần của một doanh nghiệp. Có một nguyên tắc căn bản đó chính là vốn cổ phần có rủi ro càng lớn thì yêu cầu về tỉ suất sinh lợi từ nhà đầu tư sẽ càng cao.

  • Ý nghĩa và hạn chế của WACC

 4.1 Ý nghĩa của WACC

Thông thường, trong quá trình đầu tư cho hoạt động kinh doanh, để đáp ứng được nguồn vốn thì các doanh nghiệp hầu hết sẽ phải sử dụng nhiều nguồn tài trợ khác nhau, mỗi nguồn này lại có chi phí sử dụng không giống nhau. Chính vì thế mà WACC giúp cho doanh nghiệp dự tính được chi phí phải bỏ ra cho mỗi đồng tiền được tài trợ.

Nợ và vốn chủ sở hữu là hai thành phần cấu thành nên nguồn vốn của công ty. Chính vì thế mà lợi nhuận là điều mà cả chủ sở hữu vốn và người cho vay đều sẽ mong đợi. WACC sẽ giúp 2 bên nhìn trước được lợi nhuận mà họ có thể nhận được.

Như đã đề cập ở trên, WACC chính là phương thức giúp các giám đốc đưa ra quyết định khi muốn đưa doanh nghiệp gia nhập một thị trường mới. Nếu tỉ lệ hoàn vốn nội bộ thấp hơn WACC thì thay vì đầu tư vào dự án mới, công ty nên mua lại cổ phiếu của mình hoặc trả cổ tức.

Hầu hết các doanh nghiệp có thể giảm WACC thông qua các nguồn tài trợ chi phí thấp như phát hành trái phiếu thay vì cổ phiếu do chênh lệch lãi suất giữa hai loại này.

4.2 Hạn chế của WACC là gì?

Để có thể xác định được WAC cần rất nhiều thành phần trong công thức, mà những nhân tố này lại không phải các giá trị cố định, các bên khác nhau có thể báo cáo các chỉ số khác nhau do nhiều yếu tố khách quan hay chủ quan. Vì vậy, để tính toán được WACC với số chênh lệch thấp nhất thì người ta phải luôn sử dụng cùng với các số liệu khác.

Có thể nói việc tính toán WACC chính xác là một trong những điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp có thể đưa ra lựa chọn nguồn vốn phù hợp nhất với khả năng của công ty. Bên cạnh đó, WACC cũng giúp các nhà đầu tư có lựa chọn sáng suốt hơn khi quyết định rót vốn cho một doanh nghiệp nào đó. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ WACC là gì cũng như những yếu tố xoay quanh WACC.

0

PCI là gì? PCI có ý nghĩa thế nào đối với phát triển kinh tế đất nước?

Posted by TranceM2 on

Nếu bạn là một người có thói quen đọc báo kinh tế hay theo dõi những bản tin kinh tế trong nước thì chắc cũng đã nhiều lần nghe tới “PCI”. Vậy PCI là gì và có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

  1. Khái niệm PCI là gì?

Trước tiên, ta phải hiểu được PCI là viết tắt của cụm từ gì. Đây chính là cụm từ Provincial Competitiveness Index trong tiếng Anh, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Đây là chỉ số dùng để đánh giá và xếp hạng chính quyền của các tỉnh thành Việt Nam. PCI không chỉ đánh giá về việc điều hành kinh tế mà còn về chất lượng xây dựng môi trường kinh doanh cho việc phát triển doanh nghiệp của từng tỉnh.

Chỉ số PCI không đơn giản chỉ dùng để phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học, mà sâu hơn nữa là PCI giúp tìm ra nguyên nhân vì sao một số tỉnh thành lại phát triển vượt bậc hơn những tỉnh khác. Từ đó cung cấp cho lãnh đạo những thông tin cần thiết để cải thiện chỉ số PCI ở những tỉnh còn yếu.

  • Đặc trưng của chỉ số PCI 

Chỉ số PCI bao gồm 10 chỉ số thành phần. Một địa phương được coi là có chất lượng điều hành tốt khi hội tụ đủ những thành phần ấy. Các chỉ số đó bao gồm:

1) Chi phí gia nhập thị trường thấp

2) Tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định

3) Môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai

4) Chi phí không chính thức thấp

5) Thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng

6) Môi trường cạnh tranh bình đẳng, công bằng giữa các doanh nghiệp

7) Chính quyền tỉnh năng động, luôn tiên phong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp

8) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao

9) Chính sách đào tạo lao động có hiệu quả

10) Thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả và duy trì được an ninh trật tự

* Cách tính chỉ số CPI

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được tính theo 3 bước sau:

Bước 1: Thu thập thông tin từ dữ liệu điều tra và từ các nguồn đã công bố khác.

Bước 2: Tính toán 10 chi số thành phần trên thang điểm 10.

Bước 3: Gán trọng số và tính chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tổng hợp hồm điểm trung bình có trọng số của 10, chỉ số thành phần trên thang điểm tối đa 100.

  • Ý nghĩa đối với hoạt động kinh doanh của PCI là gì? 

Dựa vào những khái niệm và đặc điểm về những tiêu chí của PCI cũng đủ thấy chỉ số này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì đây chính là thước đo cho sự phát triển của doanh nghiệp địa phương.

  • Chỉ số PCI khuyến khích chính quyền các tỉnh thành cải thiện chất lượng công tác bằng cách chuẩn hóa các điểm số.
  • Loại trừ ảnh hưởng của các yếu tố như vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, quy mô thị trường, nguồn nhân lực…để tập trung vào việc xác định phương hướng điều hành kinh tế.
  • Phản ánh môi trường đầu tư và kinh doanh của từng địa phương một cách khách quan và trung thực.
  • Phản ánh được tất cả ưu điểm và nhược điểm trong việc điều hành kinh tế của chính quyền các tỉnh.
  • Giúp xác định những chính quyền thực hiện tốt công tác điều hành để làm mẫu cho những địa phương khác nâng cao và phát triển kinh tế doanh nghiệp.
  • Chỉ số PCI thể hiện đầy đủ các đặc điểm nhỏ nhất trong kinh tế của một địa phương từ môi trường đầu tư cho tới chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp.  Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đầu tư cho địa phương của các nhà đầu tư không chỉ trong nước mà còn cả nước ngoài.
  • Sự xếp hạng chỉ số PCI là động lực để các tỉnh thành ở thứ hạng thấp hơn nỗ lực trong việc cải cách môi trường kinh doanh, thực hiện các biện pháp thu hút đầu tư để có thể phát triển địa phương nhiều hơn trong tương lai.
  • Một số đặc điểm khác của PCI

*Đơn vị thực hiện và công bố chỉ số PCI

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) là đơn vị thực hiện và công bố chỉ số PCI. Và để đưa ra được chỉ số PCI thì VCCI phải cần tới sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài đến từ Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ.

*Ai tham gia đánh giá PCI?

Chính những doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động tại các địa phương sẽ là đối tượng cảm nhận và đưa ra đánh giá chỉ số PCI chứ không phải các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay các nhà đầu tư khác.

*Phương pháp xây dựng PCI

Bước đầu tiên để xây dựng PCI là VCCI phải làm khảo sát doanh nghiệp tại mỗi tỉnh, thành phố bằng phương pháp chọn ngẫu nhiên. Sau đó, họ sử dụng các thông tin khác được công bố từ các bộ, ngành để xây dựng được chỉ số PCI khách quan và chính xác nhất.

Chỉ số PCI là thước đo công bằng và chính xác nhất để so sánh sự phát triển kinh tế giữa các tỉnh thành ở Việt Nam. Không chỉ vậy, nhờ có PCI mà sự cạnh tranh giữa các địa phương cũng sẽ tăng lên, điều này sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước đi lên một cách tích cực và hiệu quả. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ những thông tin cơ bản nhất về chỉ số PCI này.

0

End-To-End Là Gì? Ví Dụ Về Quy Trình End To End

Posted by TranceM2 on

Trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thường xuất hiện cụm từ tiếng Anh “End to end” hay còn được viết tắt thành “E2E”. Từ này được sử dụng phổ biến không chỉ trong văn bản hành chính mà còn trong giao tiếp công việc hàng ngày. Vậy End to end là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

  1. Khái niệm End to end là gì?

End to end (E2E) trong tiếng Việt được hiểu là Quy trình đầu cuối. Đây là khái niệm để mô tả quy trình của một hệ thống hoặc dịch vụ cung cấp hoàn chỉnh từ đầu đến cuối của hoạt động sản xuất mà không cần tới sự trợ giúp từ bên thứ ba.

Nói dễ hiểu hơn thì E2E thường dùng để chỉ những nhà cung cấp có thể lên kế hoạch cho một dự án từ đầu đến cuối nhằm đưa ra một giải pháp hoàn chỉnh bao gồm phần cứng, phần mềm, nhân công, tài liệu bằng văn bản và quy trình mà không qua bên trung gian nào (hoặc hạn chế tối đa bên thứ ba can thiệp vào quy trình). 

  • Ví dụ về End to end trong các lĩnh vực

Trong lĩnh vực mua sắm, E2E nghĩa là một công ty phải đảm bảo các nhân tố dù là nhỏ nhất trong chuỗi cung ứng của chính mình nằm trong kế hoạch. Từ việc tìm nguồn cung cấp nguyên liệu thô cho tới phân phối hàng tới tay người tiêu dùng là đối tượng cuối cùng.

Trong lĩnh vực hậu cần, các công ty sẽ phải tìm cách giảm thiểu sự gián đoạn từ những yếu tố khách quan như tắc nghẽn giao thông hay sự cố vận tải để có thể tối ưu hóa quá trình phân phối hàng. Vì những nhiệm vụ như quản lí, lưu trữ và phân phối hàng tồn kho là do chính nhà cung cấp dịch vụ đảm nhiệm.

Trong ngành dầu khí, các công ty vận tải và hậu cần phải lập kế hoạch từ những bước đầu tiên như đặt hàng, tới những bước trung gian như giám sát hàng tồn kho, vận chuyển và cuối cùng là giao hàng tới bên mua sao cho linh hoạt và đạt được hiệu quả chi phí cao. Bước giao hàng của các công ty vận tải sẽ bao gồm cả việc cung cấp nhiên liệu cho các trạm dịch vụ, nhiên liệu hàng không cho các sân bay hay cho ngành công nghiệp nhựa đường.

 Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, những nhà cung cấp E2E thường đảm nhiệm luôn việc xử lý tất cả phần cứng và phần mềm của hệ thống nhằm loại bỏ càng nhiều lớp trung gian càng tốt. Không chỉ vậy, việc cài đặt, triển khai và bảo trì hệ thống từ giao diện máy tính cho tới lưu trữ dữ liệu cho khách hàng cũng sẽ do những công ty E2E phụ trách luôn để có thể tối ưu hóa hiệu suất làm việc.

  • Các khái niệm khác liên quan đến End To End

Thực chất End to end là một cụm từ rất chung và tùy theo từng lĩnh vực hoặc từng trường hợp công việc cụ thể sẽ sinh ra nhiều khái niệm khác liên quan. Sau đây là một vài ví dụ về những khái niệm mở rộng của E2E.

*End To End Solution (E2ES)

End To End Solution được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ thông tin. E2ES dùng để nói tới việc một nhà cung cấp một chương trình ứng dụng hoặc phần mềm nào đó sẽ cung cấp luôn tất cả những phần mềm và phần cứng theo yêu cầu của khách hàng như lắp đặt, tích hợp và thiết lập hệ thống hoàn chỉnh. Quy trình này sẽ không có sự can thiệp của bên thứ ba nào khác.

E2ES là giải pháp cho một quy trình làm việc thông minh để việc thiết lập một doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Việc loại bỏ được các bên trung gian sẽ giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tối ưu nhất. Chưa kể đến việc E2ES có thể hạn chế được nhiều vấn đề rắc rối có thể phát sinh như chi phí, nhân lực và thời gian.

*End To End Testing (E2ET)

Một phần mềm trước khi được ra mắt thị trường thì bắt buộc phải trải qua giai đoạn kiểm thử phần mềm để đảm bảo chất lượng. Sản phẩm có chất lượng tốt đồng nghĩa với việc lấy được sự hài lòng của khách hàng và tăng thêm nguồn khách hàng tiềm năng trong tương lai. Chính vì vậy mà kiểm thử phần mềm là một bước vô cùng quan trọng. Và để làm được điều này thì E2ET – Kiểm thử đầu cuối chính là giải pháp tối ưu nhất để kiểm tra xem ứng dụng có hoạt động đúng như yêu cầu hay không, đồng thời loại bỏ rủi ro ở mọi mức độ.

Quy trình E2ET sẽ được thực hiện sau khi giai đoạn kiểm tra chức năng và kiểm tra hệ thống trên ứng dụng hoàn thành. Việc này giúp cho các sản phẩm có thể tích hợp được với bất kì hệ thống con nào khác cũng như giúp kiểm tra tất cả luồng từ đầu đến cuối của hệ thống.

*End To End Encryption (E2EE)

End To End Encryption (E2EE) tiếp tục là một thuật ngữ được sử dụng trong chuyên ngành Công nghệ thông tin. Đây là một phương pháp đảm bảo dữ liệu được mã hóa thuận lợi nhằm giải mã nó ở máy chủ cơ sở dữ liệu hoặc ở các ứng dụng.

Chính vì E2EE có thể cung cấp mức độ an toàn cao nhất của việc bảo vệ dữ liệu nên đây chính là giải pháp giúp đảm bảo dữ liệu sẽ không bị tiết lộ khi máy chủ bị xâm nhập.

*End To End Service (E2ES)

Đừng nhầm lẫn nhé, cụm từ E2ES ở đây nghĩa là End to end service hay còn được hiểu là một trong các loại tuyến vận tải của những hãng tàu Container. Đối với những tuyến vận tải này, container sẽ chỉ đi lại hay chở hàng từ cảng nọ đến cảng kia và ngược lại ở một khu vực nhất định.

Trên thực tế, End To End còn mang rất nhiều ý nghĩa khác đa dạng hơn trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Tuy vậy, hy vọng rằng bài viết trên đây đã phần nào giải thích được cho bạn đọc End to end là gì cùng những ứng dụng của cụm từ đặc biệt này.

0

Value là gì? Ý nghĩa của Core value đối với doanh nghiệp

Posted by TranceM2 on

Thông thường khi bắt đầu vào làm tại một công ty hay doanh nghiệp nào đó, buổi đầu tiên đi làm bạn sẽ được giới thiệu và làm quen với cách thức làm việc tại công ty đó. Trong những buổi training như vậy chắc hẳn bạn đã rất nhiều lần nghe tới từ “Value” hay “Core value”. Vậy value là gì? Thì không phải ai cũng hiểu được chính xác ý nghĩa của từ này.

  • Khái niệm Value là gì?

Value dịch đơn giản có nghĩa là “Giá trị” trong tiếng Việt. Giá trị được giải thích là một mức tiêu chuẩn chung dùng để đánh giá một món đồ, tài sản, hàng hóa hay cũng có thể là một dịch vụ, một thương hiệu. Để nắm rõ hơn về value, chúng ta cần tìm hiểu sâu về tầm quan trọng của giá trị đối với một công ty, doanh nghiệp hay tập đoàn.

Với một tổ chức hay doanh nghiệp hoạt động lâu năm thì giá trị chính là những nét riêng biệt và độc đáo mà chỉ riêng họ mới có. Giá trị là thước đo dùng để phân biệt và đánh giá về nhiều mặt giữa các doanh nghiệp cùng hoạt động trong một lĩnh vực với nhau.

  • Phân biệt giá trị và định giá

Trong tiếng Việt có một từ khá gần nghĩa với Giá trị, đó chính là Định giá. Vậy hai từ này khác nhau như thế nào?

Đối với khía cạnh tài chính doanh nghiệp của một công ty, giá trị có thể nói tới giá trị sổ sách, giá trị tài sản ròng, giá trị cổ phiếu, giá trị kinh tế hay một số khái niệm khác với điểm chung là thể hiện dựa trên những con số.

Trong khi đó định giá của công ty là một khái niệm khá trừu tượng, được biểu thị bằng bội số thu nhập, dòng tiền hay các số liệu liên quan tới hoạt động của công ty.

Bên cạnh đó thì còn một góc nhìn khác khi nhắc tới giá trị của doanh nghiệp, đó chính là tinh thần và văn hóa của doanh nghiệp đó. Để nói về khía cạnh này, người ta thường dùng cụm từ “Core value” nghĩa là “Giá trị cốt lõi”.

  • Core value là gì?

Core value bao gồm tất cả những yếu tố đóng góp nên sự thành công của một doanh nghiệp. Đó là một hệ thống mà một doanh nghiệp xây dựng nên dựa trên niềm tin của người đứng đầu và của cả tập thể, là những thứ không thể cân đo đong đếm hay trao đổi giao dịch bằng tiền và đặc biệt là giá trị cốt lõi sẽ không thay đổi theo thời gian.

Giá trị cốt lõi mà của một công ty có ảnh hưởng vô cùng sâu sắc tới môi trường và văn hóa làm việc của công ty cũng như cách mà nhân viên công ty sẽ ứng xử trong công việc của họ. Chính vì vậy, giá trị cốt lõi phải có tính quy tắc và tính lâu dài để đảm bảo tạo dựng nên một hệ thống niềm tin đủ bền vững cho những thế hệ sau của doanh nghiệp noi theo.

Để mọi người có cái nhìn rõ hơn và hiểu sâu hơn về giá trị cốt lõi, bài viết sẽ đưa ra 3 ví dụ về 3 trong những doanh nghiệp tồn tại bền vững nhất Việt Nam hiện nay.

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk

Giá trị cốt lõi của Vinamilk được xây dựng dựa trên sự tôn trọng đối với khách hàng và niềm tin về một Việt Nam khỏe mạnh:

·           Chính trực: Liêm chính, Trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch.

  • Tôn trọng: Tôn trọng bản thân, Tôn trọng đồng nghiệp, Tôn trọng Công ty, Tôn trọng đối tác, Hợp tác trong sự tôn trọng.
  • Công bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác.
  • Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách
  • đạo đức.
  • Tuân thủ: Tuân thủ Luật pháp và các quy chế, chính sách, quy định của Công ty.

 

Tập đoàn viễn thông Viettel

Là tập đoàn của nhà nước nên Viettel luôn hướng tới những giá trị mang đậm tinh thần dân tộc Việt Nam:

  • Lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn để kiểm nghiệm chân lý
  • Học tập và trưởng thành qua những thách thức và sai lầm
  • Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh
  • Sáng tạo là sức sống của Viettel
  • Tư duy hệ thống
  • Kết hợp Đông Tây
  • Viettel là ngôi nhà chung
  • Truyền thống và cách làm người lính

Công ty Cổ phần Thế giới di động

Để mang lại cho khách những trải nghiệm dịch vụ và sản phẩm tốt nhất, Thế giới di động đã tự xây dựng cho mình những giá trị cốt lõi vô cùng đáng quý:

  • Tận tâm với khách hàng
  • Làm đúng cam kết và nhận trách nhiệm.
  • Yêu thương và hỗ trợ đồng đội.
  • Trung thực về tiền bạc và các mối quan hệ.
  • Máu lửa trong công việc.

4.    Ý nghĩa của giá trị đối với doanh nghiệp

Một doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài hay không, phát triển rực rỡ hay lụi tàn trong phút chốc, tất cả đều phụ thuộc vào giá trị của doanh nghiệp đó có thực sự mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như đội ngũ nhân viên hay không.

 

Giá trị giúp tạo nên một môi trường với văn hóa làm việc mà công ty mong muốn nhân viên của mình sẽ hướng tới và làm theo. Vì vậy, giá trị của công ty như thế nào thì hành vi của tập thể sẽ như thế ấy.

Giá trị giúp doanh nghiệp tạo dựng và khẳng định được niềm tin nơi khách hàng. Một doanh nghiệp có giá trị là một doanh nghiệp đề cao hai chữ “Trách nhiệm” lên trên hàng đầu. Trách nhiệm trong dịch vụ, sản phẩm mình cung cấp và trách nhiệm trong những hậu quả do mình gây ra. Không chỉ vậy, một doanh nghiệp có giá trị sẽ được khách hàng và đối tác đánh giá cao, đồng thời giúp họ hiểu rõ hơn về doanh nghiệp mà mình sẽ hợp tác trong tương lai.

Giá trị là nền tảng để một doanh nghiệp xây dựng nên tầm nhìn và con đường phát triển lâu dài, bền vững cho thương hiệu của mình, điều này sẽ giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài để cống hiến và tạo ra những giá trị mới chất lượng hơn cho công ty của mình.

Trong kinh doanh, không chỉ những công ty hay tập đoàn lớn mới cần phải sở hữu giá trị riêng cho mình, mà ngay cả những doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng phải bắt đầu tạo dựng nên hệ thống giá trị riêng của mình từ sớm, để những điều đó sẽ là kim chỉ nam dẫn đường cho toàn bộ tập thể hướng tới và đi theo. Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu tường tận value là gì cũng như xác định được con đường đi đúng đắn cho công ty, doanh nghiệp của mình. Chúc bạn thành công!

0

Thuế Môn Bài Là Gì? Mức Đóng Thuế Môn Bài Năm 2021

Posted by TranceM2 on

Mỗi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh và sản xuất đều phải đóng các loại thuế. Đặc biệt là vào thời điểm quyết toán thuế cuối năm. Một trong số đó chính là thuế môn bài. Vậy thuế môn bài là gì? Hình thức và mức đóng thuế môn bài cho doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Thuế môn bài hay lệ phí môn bài là khoản tiền mà một công ty, tổ chức hay cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh phải đóng cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp hằng năm. Mức thuế phải đóng sẽ phân theo bậc và dựa vào vốn điều lệ được doanh nghiệp đăng ký trên giấy phép kinh doanh hoặc doanh thu kinh doanh của năm kế trước tùy nơi.

Thuế môn bài có 3 đặc điểm chính sau đây:

  • Là sắc thuế trực thu
  • Thu hằng năm
  • Thu dựa vào vốn điều lệ, vốn đầu tư hoặc doanh thu của năm kế trước liền kề tùy từng đối tượng cụ thể.

2.  Đối tượng và cách nộp thuế môn bài

2.1 Đối tượng đóng thuế môn bài

Tất cả các tổ chức và cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ đều thuộc những đối tượng phải đóng thuế môn bài. Tuy nhiên, sẽ có những đối tượng sau đây không cần phải nộp lệ phí môm bài:

– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

– Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã.

– Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

– Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.

– Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức trên.

– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.

– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định.

– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.

– Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.

– Điểm bưu điện văn hóa xã; cơ quan báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử).

– Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp theo quy định của pháp luật về hợp tác xã nông nghiệp.

– Quỹ tín dụng nhân dân; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban Dân tộc.

– Miễn lệ phí trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01/01 đến ngày 31/12) đối với:

+ Tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới).

+ Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.

+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong thời gian được miễn lệ phí.

– Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh được miễn trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

– Cơ sở giáo dục phổ thông công lập và cơ sở giáo dục mầm non công lập.

2.2 Hình thức đóng thuế môn bài

Có 2 hình thức đóng thuế môn bài là:

– Nộp tiền mặt vào Kho bạc Nhà nước của quận tại ngân hàng.

– Nộp thuế điện tử trích từ tài khoản ngân hàng của công ty. Với hình thức này, doanh nghiệp sẽ nộp thuế thông qua chữ ký số.

* Đối với doanh nghiệp

– Doanh nghiệp, tổ chức có vốn điều lệ/vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: mức thuế là 3.000.000đ/năm

– Doanh nghiệp, tổ chức có vốn điều lệ/vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: mức thuế là 2.000.000đ/năm

– Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức kinh tế khác: mức thuế là 1.000.000đ/năm

*Đối với hộ kinh doanh

– Hộ kinh doanh có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: mức thuế là 1.000.000đ/năm

– Hộ kinh doanh có doanh thu trên 300 triệu đến 500 triệu đồng/năm: mức thuế là 500.000 đồng/năm

– Hộ kinh doanh có doanh thu 100 triệu đến 300 triệu đồng/năm: mức thuế là 300.000 đồng/năm

Đối với doanh nghiệp/tổ chức, hộ kinh doanh, chi nhánh, văn phòng đại diện hay các đơn vị tổ chức kinh tế khác được thành lập từ ngày 01/01/2021 thì sẽ được miễn thuế môn bài năm 2021. Những tổ chức, hộ kinh doanh này sẽ phải nộp tờ khai lệ phí môn bài trước ngày 30/01/2022

Ngoài ra, những hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán sẽ không phải nộp tờ khai lệ phí môn bài.

Cũng theo điểm mới của Nghị Định 22/2020/NĐ-CP thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 hàng năm.

Với hộ kinh doanh mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh, cơ quan thuế căn cứ tờ khai thuế, cơ sở dữ liệu ngành thuế để xác định doanh thu kinh doanh làm căn cứ tính mức lệ phí môn bài phải nộp của hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán.

4.1   Mức phạt chậm nộp tờ khai

Căn cứ theo thông tư 166/2013/TT-BTC thì mức phạt chậm nộp tờ khai như sau:

  • Phạt cảnh cáo (nếu có tình tiết giảm nhẹ) khi số ngày chậm nộp từ 01 (một) đến 05 (năm) ngày;
  • Phạt tiền từ 400.000 đồng – 1.000.000 đồng khi số ngày chậm nộp từ 01 (một) đến 10 (mười) ngày;
  • Phạt tiền từ 800.000 đồng – 2.000.000 đồng khi số ngày chậm nộp tờ 11 (mười một) đến 20 (hai mươi) ngày;
  • Phạt tiền từ 1.200.000 đồng – 3.000.000 đồng khi số ngày chậm nộp từ 21 (hai mươi mốt) đến 30 (ba mươi) ngày;
  • Phạt tiền từ 1.600.000 đồng – 4.000.000 đồng khi số ngày chậm nộp từ 31 (ba mươi mốt) đến 40 (bốn mươi) ngày;
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng – 5.000.000 đồng khi số ngày chậm nộp từ 41 (bốn mươi mốt) đến 90 (chín mươi) ngày;
  • Phạt tiền từ 3.500.000 đồng – 5.000.000 đồng khi số ngày chậm nộp trên 90 (chín mươi) ngày.
  • Số ngày chậm nộp tính từ khi hết hạn nộp tờ khai.

4.2               Mức phạt tiền

  • Từ ngày 01/07/2016 mức phạt như sau:

Số tiền phạt = Số tiền chậm nộp thuế X 0.03% X Số ngày chậm nộp

Hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp được thông tin cần thiết cho những ai chưa biết về thuế môn bài là gì để có thể thực hiện nộp thuế đúng theo quy định của pháp luật.

Kỹ năng

Chuyên viên kinh doanh là gì? Những thông tin cần biết về chuyên viên kinh doanh

Posted by TranceM2 on

Nhiều bạn theo đuổi lĩnh vực kinh tế đều muốn sau khi ra trường sẽ trở thành một chuyên viên kinh doanh giỏi. Thế nhưng liệu bạn đã thực sự nắm được rõ chuyên viên kinh doanh là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn nắm được những thông tin cần biết về chuyên viên kinh doanh trong công ty.

Chuyên viên kinh doanh là gì?

Chuyên viên kinh doanh là cách gọi khác cho vị trí nhân viên kinh doanh trong công ty. Một số doanh nghiệp nước ngoài thường gọi vị trí này với cái tên là Sales Supervisor hay Sales Executive. Đây là vị trí có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện các chiến lược khai phá, tiếp cận thị trường, giúp đẩy nhanh, đẩy mạnh hoạt động bán hàng nhằm mục đích bán được càng nhiều sản phẩm càng tốt, mang doanh thu về cho công ty.

Theo nhận định từ các chuyên gia, thì bất cứ doanh nghiệp nào có hoạt động sản xuất đều cần có bộ phận kinh doanh, đặc biệt là lực lượng chuyên viên kinh doanh. Và số lượng chuyên viên sẽ tỉ lệ thuận với quy mô của doanh nghiệp đó. Tức doanh nghiệp càng lớn thì lực lượng chuyên viên kinh doanh càng nhiều. Điều này mang đến cơ hội rất lớn cho các bạn có niềm đam mê trở thành chuyên viên kinh doanh.

Chuyên viên kinh doanh đảm nhận các nhiệm vụ chính nào?

Nếu bạn muốn tìm hiểu chuyên viên kinh doanh là gì thì đương nhiên không thể bỏ qua việc tìm hiểu các nhiệm vụ mà một chuyên viên kinh doanh cần phải đảm nhiệm. Bài viết này là sự tổng hợp một số yêu cầu từ các doanh nghiệp mà bạn có thể tham khảo cho bản thân mình.

Nhiệm vụ đầu tiên chắc chắn là ai cũng biết, đó chính là duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ và tìm kiếm, tạo dựng mối quan hệ với khách hàng mới. Nếu các bạn chỉ tập trung cho việc tìm kiếm khách hàng mới mà quên mất khách hàng cũ là một sai lầm rất lớn. Đây là nguồn mang lại lợi nhuận cao tương đối ổn định. Bởi vì chi phí để có được một khách hàng mới cao hơn rất nhiều so với nguồn khách hàng cũ của công ty.

Tiếp theo, chuyên viên kinh doanh cần lập chiến lược kinh doanh cũng như báo cáo gửi lên trưởng bộ phận của mình theo thời gian quy định. Và để có được sự đồng ý từ trưởng bộ phận, bạn cần trải qua quá trình nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh và khách hàng tiềm năng để xây dựng được một bản chiến lược kinh doanh thuyết phục nhất.

Tư vấn, hướng dẫn và giải quyết vấn đề với khách hàng. Đây là nhiệm vụ không thể thiếu đối với chuyên viên kinh doanh. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ này, bạn cần nắm rõ các thông tin về sản phẩm, giá cả, ưu nhược điểm của sản phẩm,… Ngoài ra, nắm bắt thông tin sản phẩm cạnh tranh trực tiếp cũng sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình tư vấn, thuyết phục khách hàng.

Chốt đơn hàng và xử lý các vấn đề liên quan. Quá trình bán hàng sẽ không thể được gọi là thành công nếu bạn không chốt được đơn hàng với khách. Và kỹ năng chốt đơn hàng cũng là một trong những kỹ năng cần được rèn luyện nếu bạn muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ này. Sau khi hoàn tất các thủ tục về đơn hàng, bạn cũng cần phải theo dõi quá trình xuất kho, giao hàng để có thể kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh. Đảm bảo khách hàng nhận được sản phẩm với sự hài lòng tuyệt đối.

Ngoài ra, chuyên viên kinh doanh còn có nhiệm vụ phải thường xuyên nâng cao kiến thức, kỹ năng cho bản thân mình. Việc này vừa mang lại hiệu quả làm việc, nâng cao doanh số bán hàng vừa giúp bạn có được những bước tiến vững chắc trong sự nghiệp bản thân, tránh được quá trình đào thải khắc nghiệt của thị trường lao động.

Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ của vị trí chuyên viên kinh doanh, ngoài kiến thức được học trên nhà trường, bạn cũng cần tự rèn luyện bản thân thông qua những trải nghiệm thực tế. Và đừng quên nâng cao các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc này nhé.

Với những thông tin về chuyên viên kinh doanh là gì đã được chia sẻ ở bài viết, chúng tôi mong rằng có thể mang đến bạn những kiến thức cần thiết cho quá trình học tập và làm việc sắp tới.

Kỹ năng

Công việc của một nhân viên chăm sóc khách hàng làm những gì?

Posted by TranceM2 on

Nếu bạn cho rằng công việc của một nhân viên chăm sóc khách hàng chỉ là ngồi ở văn phòng và trả lời điện thoại, thì bạn đã sai. Một nhân viên chăm sóc khách hàng cần phải hoàn thành rất nhiều công việc khác nhau. Bạn yêu thích công việc này thì nên tìm hiểu thật kĩ để có được sự chuẩn bị thật tốt nhé.

Giới thiệu sơ lược về nghề chăm sóc khách hàng

Đúng như tên gọi, chăm sóc khách hàng là nghề giúp khách hàng giải quyết những thắc mắc, những vấn đề phát sinh trong quá trình mua bán và sử dụng sản phẩm. Được xem là bộ phận quan trọng quyết định sự trung thành của khách hàng, mỗi nhân viên chăm sóc khách hàng là một nhân tố trong đó.

Không chỉ đơn giản là việc ngồi đợi khách hàng liên hệ khi gặp sự cố, một nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp là người nên chủ động trong việc hỏi thăm tình hình sử dụng sản phẩm cũng như sự đánh giá của khách hàng đối với sản phẩm cũng như thái độ phục vụ của nhân viên công ty.

Là một nhân viên chăm sóc khách hàng, bạn phải luôn thể hiện được sự chuyên nghiệp của mình. Bởi vì với mỗi tương tác, bạn đều mang lại những ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực khác nhau, từ đó mà ảnh hưởng đến doanh thu chung của công ty.

Mô tả công việc của nhân viên chăm sóc khách hàng

Công việc của một nhân viên chăm sóc khách hàng bao gồm những nhiệm vụ chính dưới đây:

Nhiệm vụ đầu tiên chính là hỗ trợ khách hàng giải quyết những vấn đề liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Bạn cần tìm hiểu vấn đề, nguyên nhân, sau đó lựa chọn giải pháp nào phù hợp nhất. Tiến hành giải thích, giải quyết vấn đề bằng sửa chữa, thay đổi hay điều chỉnh. Đừng quên theo dõi quá trình sau đó, đảm bảo rằng không xảy ra bất kỳ vấn đề nào khác. Mang lại sự hài lòng cho khách hàng.

Trả lời các câu hỏi liên quan đến sản phẩm, dịch vụ cũng như giới thiệu các chính sách, chương trình khuyến mãi đến khách hàng. Mục đích thu hút khách hàng tiềm năng cho công ty.

Hỗ trợ khách hàng mua hàng, đổi trả sản phẩm trong trường hợp bị lỗi hay hủy đơn hàng.

Lập danh sách khách hàng và cập nhật thường xuyên những khách hàng mới. Nếu công ty có chính sách dành cho khách hàng, đảm bảo rằng mỗi khách hàng mới đều được mở tài khoản khách hàng trong công ty.

Phụ trách việc liên lạc giữa khách hàng với các bộ phận khác trong công ty. Ví dụ sản phẩm cần được sửa chữa, nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ có nhiệm vụ cập nhật thông tin, tình hình sản phẩm để giải đáp đến khách hàng kịp thời.

Khảo sát sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ và nhân viên của công ty. Lập bảng báo cáo trình lên ban lãnh đạo để có những chỉnh sửa, thay đổi kịp thời, từ đó mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng, dịch vụ tốt nhất.

Lập báo cáo hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm theo yêu cầu của ban lãnh đạo về sự đánh giá của khách hàng, về số lượng khách hàng,…

Tuân theo các chỉ thị, quy định khác của cấp trên, đảm bảo quá trình làm việc được tốt nhất.

Yêu cầu đối với nhân viên chăm sóc khách hàng

Để hoàn thành tốt công việc của một nhân viên chăm sóc khách hàng, bạn phải đáp ứng được những yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, kiến thức chung về công ty cũng như am hiểu kỹ lưỡng về sản phẩm, dịch vụ. Ngoài ra, bạn phải có được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe cũng như kỹ năng giải quyết vấn đề. Khi đó, không những hoàn thành công việc mà bạn còn có được cơ hội thăng tiến lên những vị trí cao hơn trong công ty.

Việc tìm hiểu mô tả công việc của nghề chăm sóc khách hàng sẽ giúp bạn xác định được bản thân cần chú trọng học hỏi, trau dồi những kiến thức, kỹ năng gì để bước vào công việc này. Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích đến với bạn.

Kỹ năng

Thông thái là gì? Bí quyết giúp bạn trở nên thông thái hơn

Posted by TranceM2 on

Không ít lần bạn được nghe mọi người nói đến từ “thông thái”. Thế nhưng liệu bạn đã hiểu chính xác thuật ngữ này. Cùng chúng tôi tìm hiểu thông thái là gì trong bài viết này nhé. Đồng thời cùng tham khảo bí quyết làm sao để trở nên thông thái hơn với những gợi ý sau đây.

Thông thái là gì?

Thông thái là một thuật ngữ nhằm chỉ những người có kiến thức uyên thâm trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Bất kỳ ở một lĩnh vực nào cũng không thể làm khó được họ bởi vốn kiến thức sâu rộng đó.

Thông thái khác với thông minh ở chỗ, thông minh là bẩm sinh còn thông thái có được bởi những kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình học hỏi, rèn luyện của bản thân mỗi người.

Người thông thái sẽ biết cách đưa ra những lựa chọn đúng đắn, phù hợp với từng hoàn cảnh, từng thời điểm riêng. Đồng thời cách nhìn nhận vấn đề cũng thấu đáo hơn, biết đâu là đúng đâu là sai để từ đó đưa ra những cách hành xử khéo léo, khôn ngoan.

Bí quyết để trở thành người thông thái

Sau khi đã tìm hiểu thông thái là gì hẳn bạn sẽ muốn biết cách nào để trở thành người thông thái. Với những gợi ý sau đây hy vọng sẽ giúp bạn tìm được bí quyết riêng của mình.

  1. Tự mình khám phá, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm

Như trên đã đề cập, thông thái không phải là bẩm sinh mà có được, bạn cần phải trải qua quá trình rèn luyện, tích lũy từ thực tế, kinh nghiệm của bản thân. Vậy nên, điều đầu tiên giúp bạn trở nên thông thái hơn không gì khác ngoài việc bạn phải tự mình đúc kết nó.

Trước tiên, bạn hãy loại bỏ những điều đã cũ và bắt tay vào thực hiện những cái mới. Bởi vì nếu bạn vẫn cứ tiếp tục với những điều quen thuộc thì làm sao bạn có thể có thêm kinh nghiệm, kiến thức để trở nên thông thái hơn. Đừng sợ hãi mà hãy bước ra ngoài nhiều hơn, đó có thể là đến vùng đất mới để du lịch, nghỉ ngơi hay thay đổi nơi làm việc, địa điểm ăn uống chẳng hạn.

Cởi mở và hòa đồng hơn với mọi người. Trao đổi nhiều hơn, lắng nghe nhiều hơn cũng là cách giúp bạn trở nên thông thái hơn. Bằng việc lắng nghe câu chuyện của mọi người, bạn sẽ học được cách phân tích những cái đúng, cái sai để làm kinh nghiệm cho bản thân. Ngoài việc lắng nghe, bạn cũng đừng quên thảo luận đưa ý kiến hay đặt câu hỏi thêm cho vấn đề bạn đang thắc mắc. Đó cũng là một trong những cách rèn luyện sự thông thái cho bản thân.

  • Học hỏi từ những người thông thái khác

Đương nhiên nếu bạn muốn trở nên thông thái hơn thì không thể bỏ qua việc học hỏi từ những người thông thái hơn mình. Đây là cách nhanh chóng và chính xác nhất dành cho bạn. Từ những người thông thái đó, bạn sẽ học được cách giao tiếp, cách hành xử cũng như khối kiến thức từ họ.

Bạn có thể đăng ký tham gia các khóa học, buổi hội thảo, tọa đàm về lĩnh vực mà bạn yêu thích hay quan tâm. Từ những lần tham dự này, bạn sẽ được cập nhật thêm nhiều kiến thức mới, hay ho hơn, đồng thời đây cũng là dịp để làm quen, giao lưu thêm với nhiều người.

  • Thực hành sống và lựa chọn thật thông thái

Bạn sẽ không thể trở nên thông thái hơn nếu không áp dụng được những kiến thức mình học vào trong cuộc sống. Người ta thường nói “Học đi đôi với hành” cho nên, hãy thực hành sống và lựa chọn thật thông thái bằng những gợi ý như luôn khiêm tốn trước mọi tình huống. Bởi vì núi cao còn có núi cao hơn, những điều bạn biết chỉ như hạt cát giữa sa mạc, đừng cố tỏ ra rằng mình là người biết tuốt, điều đó chỉ khiến bạn trông thật thiển cận mà thôi.

Một điều nữa chính là hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra hành động. Đừng để cảm xúc cá nhân nhất thời ảnh hưởng đến sự lựa chọn của bạn. Hiểu giá trị bản thân để hành động đúng với nó, vì con người không có ai là hoàn hảo cả.

Cuối cùng, đừng quên chia sẻ sự thông thái của mình đến những người xung quanh. Càng có nhiều người thông thái thì cuộc sống này càng tốt đẹp hơn, không phải ư? Đồng thời, đây chính là cách giúp bạn củng cố lại các kiến thức của mình.

Việc tìm hiểu thông thái là gì cũng như bí quyết giúp bạn trở nên thông thái hơn với bài viết trên đây hy vọng đã mang đến bạn những thông tin bổ ích. Hãy xác định bản thân mong muốn gì để có thể lựa chọn được hướng đi đúng đắn nhất.

Kỹ năng

Google cloud platform là gì? Tất tần tật những thông tin về google cloud platform

Posted by TranceM2 on

Với thời đại công nghệ thông tin phát triển, con người ngày càng có nhiều cách lưu trữ thông tin, xây dựng nền tảng khác nhau với số lượng khổng lồ. Và đương nhiên không thể không kể đến google cloud platform. Vậy google cloud platform là gì? Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn các thông tin liên quan đến google cloud platform nhé.

Google cloud platform là gì?

Google cloud platform là một sản phẩm của công ty Google còn được viết tắt là GCP. Đây là nền tảng điện toán đám mây cho phép người dùng có thể sử dụng, tạo lập các ứng dụng, dữ liệu của mình trên hệ thống này. Hiện nay, một số ứng dụng phổ biến với người dùng nhất được xây dựng dựa trên nền tảng google cloud platform có thể kể đến như Youtube, Chrome, Google Maps, Google Search,…

Những vấn đề liên quan đến Mobile, Developer, Management, Networking, Computer Engine, Storage, Big Data,…đều được google cloud platform giải quyết, từ đó giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc xây dựng nền tảng công nghệ thông tin mà không cần phải quan tâm đến các hệ thống bên dưới.

Một trong những ưu điểm tuyệt vời mà google cloud platform có thể mang đến cho người dùng chính là hệ thống dịch vụ Datacenter. Đây là những dịch vụ được google đặt trực tiếp mà người dùng có thể sử dụng dễ dàng với mức độ bảo mật an toàn rất cao. Và đương nhiên, hệ thống google cloud platform được xây dựng dựa trên những nguyên tắc, tiêu chuẩn khắc khe mà một hệ thống điện toán đám mây cần phải có.

Các sản phẩm, dịch vụ chính của google cloud platform

Việc tìm hiểu google cloud platform là gì đã phần nào giúp bạn nắm được những thông tin cần thiết. Tiếp theo đây, chúng ta sẽ đi tìm các sản phẩm, dịch vụ chính mà google cloud platform cung cấp đến người dùng. Bạn tiếp tục theo dõi nhé.

  1. Các sản phẩm của google cloud platform

Các sản phẩm chính có thể kể đến bao gồm 4 mục:

Services: Cloud Endpoints, Translate API, Prediction API

Big Data: BigQuery, Cloud Dataflow, Cloud Dataproc, Cloud Pub/Sub

Storage: Cloud Storage, Cloud Datastore, Cloud SQL, Cloud Bigtable

Compute: App Engine, Compute Engine, Container Engine

Ngoài ra, google cloud platform còn cung cấp các sản phẩm liên quan đến tích hợp ứng dụng và dịch vụ phát triển khác.

  • Các dịch vụ cao cấp của google cloud platform

Internet of things: Hay còn được viết tắt là IoT. Dịch vụ này cho phép người dùng có thể từ những thiết bị IoT để sử dụng, quản lý và tiêu thụ dữ liệu một cách thuận tiện, dễ dàng nhất.

Cloud Machine Learning Engine là dịch vụ phát triển ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) vào các ứng dụng của google. Với dịch vụ này, quá trình thao tác của người dùng trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn vì đã được ghi nhớ từ trước.

Google cũng cung cấp dịch vụ Google Cloud Dataproc giúp quá trình xử lý dữ liệu được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Google Cloud Dataflow là dịch vụ được sử dụng trong những dự án cần tính toán theo thời gian thực tế, trích xuất, chuyển đổi và tải dữ liệu.

Google BigQuery là dịch vụ có kho lưu trữ khổng lồ, giúp quá trình xử lý dữ liệu và phân tích diễn ra thuận lợi với cả những dữ liệu có kích thước lên đến terabyte.

Chi phí để sử dụng google cloud platform

Bất kỳ một sản phẩm nào bạn muốn sử dụng cũng đều cần phải trả phí cho nhà cung cấp. Và google cloud platform cũng vậy, bạn phải trả một khoản phí nhất định tùy thuộc vào sản phẩm, dịch vụ mà bạn muốn sử dụng. Bởi vì mỗi dịch vụ khi hoạt động đều tiêu hao tài nguyên của điện toán đám mây, đó có thể là bộ nhớ, lưu trữ, phân tích và xử lý dữ liệu,…

Công thức tính giá cho từng sản phẩm, dịch vụ của Google khá phức tạp và sẽ được Google cập nhật từng giờ, từng phút. Cho nên, chúng tôi không thể đưa ra cho bạn một mức phí cụ thể. Tuy nhiên, nếu bạn có nhu cầu sử dụng, bạn có thể liên hệ đến Google để có được bảng giá cụ thể nhất.

Bài viết đã giới thiệu đến bạn google cloud platform là gì cũng như những thông tin cơ bản về google cloud platform. Hy vọng đây là bài viết bổ ích cho quá trình tìm hiểu của bạn về các kiến thức này.

Kỹ năng

Cách xin nghỉ việc khéo léo mà bạn nên biết

Posted by TranceM2 on

Không hẳn bạn trẻ nào cũng biết cách xin nghỉ việc khéo léo, đó là một trong những điều mà các bạn trẻ nên học khi bắt đầu bước vào quá trình làm việc của mình.

Có rất nhiều bạn, đặc biệt là các bạn trẻ vẫn chưa nắm được cách xin nghỉ việc như thế nào để thể hiện sự chuyên nghiệp của bản thân. Cách xin nghỉ việc khéo léo sẽ giúp bạn để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng mọi người và đây có thể là cơ hội tốt cho tương lai của bạn.

Nếu bạn nghĩ rằng đã nghỉ việc thì sẽ không liên quan đến công ty cũ nữa, thì đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Bởi vì bạn không thể biết được liệu công việc trong tương lai có liên quan đến công ty cũ hay không. Cho nên, hãy tham khảo bài viết để biết bản thân nên làm gì khi có ý định nghỉ việc nhé.

  1. Xác định thời gian nghỉ việc

Trừ trường hợp bạn nghỉ việc vì lý do đột xuất, không thể trì hoãn được. Thì tốt nhất, hãy nghỉ việc vào những thời điểm công ty không có quá nhiều việc. Nếu không, khi bạn nghỉ việc có thể khiến công ty bị xáo trộn vì thiếu nhân lực làm việc, đặc biệt là khi các dự án đã bắt đầu triển khai. Và đương nhiên, nghỉ việc những lúc này không thể đòi hỏi cấp trên vui vẻ chấp nhận được.

  • Tiến hành thông báo kế hoạch nghỉ việc

Khi bạn đã xác định được thời gian nghỉ việc, hãy thông báo đến quản lý, lãnh đạo của bạn. Đầu tiên, bạn có thể thông báo bằng miệng để họ có sự chuẩn bị trước. Sau đó, hãy viết đơn xin nghỉ việc và trình lên ban lãnh đạo duyệt.

Thời gian tối thiểu là 2 tuần trước ngày bạn chính thức nghỉ việc. Bước này nhằm giúp sếp của bạn có đủ thời gian để tìm người thay thế cho vị trí của bạn. Cũng như giúp bạn có thời gian để sắp xếp, bàn giao công việc. Tuy nhiên, bạn không nên thông báo quá sớm, thời gian tối đa là 1 tháng nếu bạn không muốn bị mọi người thắc mắc sao mãi vẫn chưa nghỉ việc.

  • Giải quyết mọi vấn đề tồn đọng

Điều mà bạn cần thiết phải làm trước khi nghỉ việc chính là hoàn thành hết tất cả các công việc do bạn chịu trách nhiệm. Đây được xem là cách bạn tôn trọng công việc cũng như thể hiện trách nhiệm của mình. Đồng thời, việc này cũng sẽ giúp bạn nhận được sự tôn trọng từ đồng nghiệp cũng như sếp của mình.

Sắp xếp lại các loại giấy tờ, ghi chú bằng nhãn dán để giúp người đảm nhiệm vị trí của bạn dễ dàng trong việc tìm kiếm. Ghi lại hướng dẫn cho những công việc mà bạn đang theo dõi hay những lưu ý về một vị khách hàng nào đó. Đây là những việc tuy nhỏ, nhưng sẽ mang lại kết quả rất tốt.

  • Viết đơn xin nghỉ việc

Cách xin nghỉ việc khéo léo còn phụ thuộc rất nhiều vào đơn xin nghỉ việc của bạn. Đơn xin nghỉ việc không nên được viết với quá nhiều sự sáng tạo hay cái tôi của bạn. Mà nên theo đúng quy chuẩn thường thấy của mọi người. Trong đó, bạn nên sử dụng khéo léo lý do xin nghỉ việc, tránh những lý do thiết tế nhị, gây khó chịu cho người xem như mức lương quá thấp, đồng nghiệp quá chán hay môi trường làm việc không chuyên nghiệp,… Kết thúc thư, đừng quên thể hiện sự ghi nhớ của bạn về công việc, về lãnh đạo và về công ty cùng sự niềm nở của bạn.

Một điều đặc biệt quan trọng chính là bạn không nên gửi thư bằng mail mà hãy in ra giấy A4 và gửi trực tiếp đến tay sếp của bạn. Đây là bước thể hiện sự chuyên nghiệp và thái độ tôn trọng của bạn.

  • Gặp sếp trao đổi vấn đề nghỉ việc

Hãy hẹn gặp và xin được trao đổi trong chốc lát. Bạn không nên trao đổi khi có quá nhiều người, chỉ cần có mặt bạn và sếp là vừa đủ, nếu bạn không muốn mọi chuyện trở nên rối tung lên. Sau đó, hãy gửi đơn xin nghỉ việc cũng như trao đổi thẳng thắn về việc này.

Chú ý: Chắc chắn trong thời gian trao đổi, sếp sẽ hỏi lý do nghỉ việc cũng như đưa ra những lời mời gọi ở lại. Bạn hãy dành thời gian để chuẩn bị lý do xin nghỉ việc cũng như câu trả lời cho những câu hỏi thường gặp. Nó sẽ giúp bạn tránh được sự lúng túng khi sếp đặt ra quá nhiều câu hỏi.

Tìm được cách xin nghỉ việc khéo léo sẽ giúp bạn thể hiện sự chuyên nghiệp của bản thân, đồng thời cũng giúp bạn giữ lại được hình ảnh tốt đẹp trong mắt ban lãnh đạo cũng như đồng nghiệp trong công ty. Cho nên, hãy đảm bảo bạn nghỉ việc trong văn minh, lịch thiệp nhé.