2 Articles

0

PCI là gì? PCI có ý nghĩa thế nào đối với phát triển kinh tế đất nước?

Posted by TranceM2 on

Nếu bạn là một người có thói quen đọc báo kinh tế hay theo dõi những bản tin kinh tế trong nước thì chắc cũng đã nhiều lần nghe tới “PCI”. Vậy PCI là gì và có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

  1. Khái niệm PCI là gì?

Trước tiên, ta phải hiểu được PCI là viết tắt của cụm từ gì. Đây chính là cụm từ Provincial Competitiveness Index trong tiếng Anh, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Đây là chỉ số dùng để đánh giá và xếp hạng chính quyền của các tỉnh thành Việt Nam. PCI không chỉ đánh giá về việc điều hành kinh tế mà còn về chất lượng xây dựng môi trường kinh doanh cho việc phát triển doanh nghiệp của từng tỉnh.

Chỉ số PCI không đơn giản chỉ dùng để phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học, mà sâu hơn nữa là PCI giúp tìm ra nguyên nhân vì sao một số tỉnh thành lại phát triển vượt bậc hơn những tỉnh khác. Từ đó cung cấp cho lãnh đạo những thông tin cần thiết để cải thiện chỉ số PCI ở những tỉnh còn yếu.

  • Đặc trưng của chỉ số PCI 

Chỉ số PCI bao gồm 10 chỉ số thành phần. Một địa phương được coi là có chất lượng điều hành tốt khi hội tụ đủ những thành phần ấy. Các chỉ số đó bao gồm:

1) Chi phí gia nhập thị trường thấp

2) Tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định

3) Môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai

4) Chi phí không chính thức thấp

5) Thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng

6) Môi trường cạnh tranh bình đẳng, công bằng giữa các doanh nghiệp

7) Chính quyền tỉnh năng động, luôn tiên phong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp

8) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao

9) Chính sách đào tạo lao động có hiệu quả

10) Thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả và duy trì được an ninh trật tự

* Cách tính chỉ số CPI

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được tính theo 3 bước sau:

Bước 1: Thu thập thông tin từ dữ liệu điều tra và từ các nguồn đã công bố khác.

Bước 2: Tính toán 10 chi số thành phần trên thang điểm 10.

Bước 3: Gán trọng số và tính chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tổng hợp hồm điểm trung bình có trọng số của 10, chỉ số thành phần trên thang điểm tối đa 100.

  • Ý nghĩa đối với hoạt động kinh doanh của PCI là gì? 

Dựa vào những khái niệm và đặc điểm về những tiêu chí của PCI cũng đủ thấy chỉ số này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì đây chính là thước đo cho sự phát triển của doanh nghiệp địa phương.

  • Chỉ số PCI khuyến khích chính quyền các tỉnh thành cải thiện chất lượng công tác bằng cách chuẩn hóa các điểm số.
  • Loại trừ ảnh hưởng của các yếu tố như vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, quy mô thị trường, nguồn nhân lực…để tập trung vào việc xác định phương hướng điều hành kinh tế.
  • Phản ánh môi trường đầu tư và kinh doanh của từng địa phương một cách khách quan và trung thực.
  • Phản ánh được tất cả ưu điểm và nhược điểm trong việc điều hành kinh tế của chính quyền các tỉnh.
  • Giúp xác định những chính quyền thực hiện tốt công tác điều hành để làm mẫu cho những địa phương khác nâng cao và phát triển kinh tế doanh nghiệp.
  • Chỉ số PCI thể hiện đầy đủ các đặc điểm nhỏ nhất trong kinh tế của một địa phương từ môi trường đầu tư cho tới chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp.  Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đầu tư cho địa phương của các nhà đầu tư không chỉ trong nước mà còn cả nước ngoài.
  • Sự xếp hạng chỉ số PCI là động lực để các tỉnh thành ở thứ hạng thấp hơn nỗ lực trong việc cải cách môi trường kinh doanh, thực hiện các biện pháp thu hút đầu tư để có thể phát triển địa phương nhiều hơn trong tương lai.
  • Một số đặc điểm khác của PCI

*Đơn vị thực hiện và công bố chỉ số PCI

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) là đơn vị thực hiện và công bố chỉ số PCI. Và để đưa ra được chỉ số PCI thì VCCI phải cần tới sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài đến từ Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ.

*Ai tham gia đánh giá PCI?

Chính những doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động tại các địa phương sẽ là đối tượng cảm nhận và đưa ra đánh giá chỉ số PCI chứ không phải các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay các nhà đầu tư khác.

*Phương pháp xây dựng PCI

Bước đầu tiên để xây dựng PCI là VCCI phải làm khảo sát doanh nghiệp tại mỗi tỉnh, thành phố bằng phương pháp chọn ngẫu nhiên. Sau đó, họ sử dụng các thông tin khác được công bố từ các bộ, ngành để xây dựng được chỉ số PCI khách quan và chính xác nhất.

Chỉ số PCI là thước đo công bằng và chính xác nhất để so sánh sự phát triển kinh tế giữa các tỉnh thành ở Việt Nam. Không chỉ vậy, nhờ có PCI mà sự cạnh tranh giữa các địa phương cũng sẽ tăng lên, điều này sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước đi lên một cách tích cực và hiệu quả. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ những thông tin cơ bản nhất về chỉ số PCI này.

0

End-To-End Là Gì? Ví Dụ Về Quy Trình End To End

Posted by TranceM2 on

Trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thường xuất hiện cụm từ tiếng Anh “End to end” hay còn được viết tắt thành “E2E”. Từ này được sử dụng phổ biến không chỉ trong văn bản hành chính mà còn trong giao tiếp công việc hàng ngày. Vậy End to end là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

  1. Khái niệm End to end là gì?

End to end (E2E) trong tiếng Việt được hiểu là Quy trình đầu cuối. Đây là khái niệm để mô tả quy trình của một hệ thống hoặc dịch vụ cung cấp hoàn chỉnh từ đầu đến cuối của hoạt động sản xuất mà không cần tới sự trợ giúp từ bên thứ ba.

Nói dễ hiểu hơn thì E2E thường dùng để chỉ những nhà cung cấp có thể lên kế hoạch cho một dự án từ đầu đến cuối nhằm đưa ra một giải pháp hoàn chỉnh bao gồm phần cứng, phần mềm, nhân công, tài liệu bằng văn bản và quy trình mà không qua bên trung gian nào (hoặc hạn chế tối đa bên thứ ba can thiệp vào quy trình). 

  • Ví dụ về End to end trong các lĩnh vực

Trong lĩnh vực mua sắm, E2E nghĩa là một công ty phải đảm bảo các nhân tố dù là nhỏ nhất trong chuỗi cung ứng của chính mình nằm trong kế hoạch. Từ việc tìm nguồn cung cấp nguyên liệu thô cho tới phân phối hàng tới tay người tiêu dùng là đối tượng cuối cùng.

Trong lĩnh vực hậu cần, các công ty sẽ phải tìm cách giảm thiểu sự gián đoạn từ những yếu tố khách quan như tắc nghẽn giao thông hay sự cố vận tải để có thể tối ưu hóa quá trình phân phối hàng. Vì những nhiệm vụ như quản lí, lưu trữ và phân phối hàng tồn kho là do chính nhà cung cấp dịch vụ đảm nhiệm.

Trong ngành dầu khí, các công ty vận tải và hậu cần phải lập kế hoạch từ những bước đầu tiên như đặt hàng, tới những bước trung gian như giám sát hàng tồn kho, vận chuyển và cuối cùng là giao hàng tới bên mua sao cho linh hoạt và đạt được hiệu quả chi phí cao. Bước giao hàng của các công ty vận tải sẽ bao gồm cả việc cung cấp nhiên liệu cho các trạm dịch vụ, nhiên liệu hàng không cho các sân bay hay cho ngành công nghiệp nhựa đường.

 Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, những nhà cung cấp E2E thường đảm nhiệm luôn việc xử lý tất cả phần cứng và phần mềm của hệ thống nhằm loại bỏ càng nhiều lớp trung gian càng tốt. Không chỉ vậy, việc cài đặt, triển khai và bảo trì hệ thống từ giao diện máy tính cho tới lưu trữ dữ liệu cho khách hàng cũng sẽ do những công ty E2E phụ trách luôn để có thể tối ưu hóa hiệu suất làm việc.

  • Các khái niệm khác liên quan đến End To End

Thực chất End to end là một cụm từ rất chung và tùy theo từng lĩnh vực hoặc từng trường hợp công việc cụ thể sẽ sinh ra nhiều khái niệm khác liên quan. Sau đây là một vài ví dụ về những khái niệm mở rộng của E2E.

*End To End Solution (E2ES)

End To End Solution được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ thông tin. E2ES dùng để nói tới việc một nhà cung cấp một chương trình ứng dụng hoặc phần mềm nào đó sẽ cung cấp luôn tất cả những phần mềm và phần cứng theo yêu cầu của khách hàng như lắp đặt, tích hợp và thiết lập hệ thống hoàn chỉnh. Quy trình này sẽ không có sự can thiệp của bên thứ ba nào khác.

E2ES là giải pháp cho một quy trình làm việc thông minh để việc thiết lập một doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Việc loại bỏ được các bên trung gian sẽ giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tối ưu nhất. Chưa kể đến việc E2ES có thể hạn chế được nhiều vấn đề rắc rối có thể phát sinh như chi phí, nhân lực và thời gian.

*End To End Testing (E2ET)

Một phần mềm trước khi được ra mắt thị trường thì bắt buộc phải trải qua giai đoạn kiểm thử phần mềm để đảm bảo chất lượng. Sản phẩm có chất lượng tốt đồng nghĩa với việc lấy được sự hài lòng của khách hàng và tăng thêm nguồn khách hàng tiềm năng trong tương lai. Chính vì vậy mà kiểm thử phần mềm là một bước vô cùng quan trọng. Và để làm được điều này thì E2ET – Kiểm thử đầu cuối chính là giải pháp tối ưu nhất để kiểm tra xem ứng dụng có hoạt động đúng như yêu cầu hay không, đồng thời loại bỏ rủi ro ở mọi mức độ.

Quy trình E2ET sẽ được thực hiện sau khi giai đoạn kiểm tra chức năng và kiểm tra hệ thống trên ứng dụng hoàn thành. Việc này giúp cho các sản phẩm có thể tích hợp được với bất kì hệ thống con nào khác cũng như giúp kiểm tra tất cả luồng từ đầu đến cuối của hệ thống.

*End To End Encryption (E2EE)

End To End Encryption (E2EE) tiếp tục là một thuật ngữ được sử dụng trong chuyên ngành Công nghệ thông tin. Đây là một phương pháp đảm bảo dữ liệu được mã hóa thuận lợi nhằm giải mã nó ở máy chủ cơ sở dữ liệu hoặc ở các ứng dụng.

Chính vì E2EE có thể cung cấp mức độ an toàn cao nhất của việc bảo vệ dữ liệu nên đây chính là giải pháp giúp đảm bảo dữ liệu sẽ không bị tiết lộ khi máy chủ bị xâm nhập.

*End To End Service (E2ES)

Đừng nhầm lẫn nhé, cụm từ E2ES ở đây nghĩa là End to end service hay còn được hiểu là một trong các loại tuyến vận tải của những hãng tàu Container. Đối với những tuyến vận tải này, container sẽ chỉ đi lại hay chở hàng từ cảng nọ đến cảng kia và ngược lại ở một khu vực nhất định.

Trên thực tế, End To End còn mang rất nhiều ý nghĩa khác đa dạng hơn trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Tuy vậy, hy vọng rằng bài viết trên đây đã phần nào giải thích được cho bạn đọc End to end là gì cùng những ứng dụng của cụm từ đặc biệt này.