One Article

0

WACC là gì? Công thức tính WACC tiêu chuẩn

Posted by TranceM2 on

Để một công ty hay doanh nghiệp vận hành trôi chảy cũng như đạt được lợi nhuận cao thì có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới. Đặc biệt, nếu muốn đạt được lợi nhuận thì mức chi phí mà công ty bỏ ra cho hoạt động sản xuất cũng phải được tính toán rất kĩ càng. WACC là một yếu tố nằm trong đó. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem WACC là gì qua bài viết dưới đây nhé.

  1. Khái niệm WACC

WACC là từ viết tắt của Weighted Average Cost of Capital, có nghĩa là chi phí sử dụng vốn bình quân. Đây là mức chi phí sử dụng vốn được tính toán dựa trên tỉ trọng các loại vốn mà doanh nghiệp sử dụng.

Các nguồn vốn của doanh nghiệp thường bao gồm:

  • Cổ phiếu thường
  • Cổ phiếu ưu đãi
  • Trái phiếu
  • Nợ vay
  • Các khoản nợ dài hạn khác

Tuy nhiên, tóm gọn lại thì tài chính của một công ty hay doanh nghiệp sẽ chia thành 2 loại chính là vốn chủ sở hữu và khoản nợ cho nên WACC chính là chi phí trung bình tính theo tỉ lệ của từng nguồn nhằm huy động được số tiền đó.

  • Bản chất của WACC là gì?

         Theo nghĩa rộng thì WACC là trung bình chi phí vốn chủ sở hữu hoặc nợ của một công ty dùng để tài trợ tài sản của mình. WACC được sinh ra để xác định số tiền lãi mà công ty đó nợ cho mỗi đơn vị tiền mà họ tài trợ.

Bên cạnh đó, WACC giúp chỉ ra lợi nhuận mà cả chủ sở hữu vốn và người cho vay đều mong đợi nhận được. Hay nói theo cách khác thì WACC là chi phí cơ hội khi đầu từ tiền vào một công ty của nhà đầu tư.

Trong nội bộ công ty, ban lãnh đạo sẽ sử dụng WACC như một phương thức chính thống để đưa ra những quyết định liên quan đến dòng tiền cũng như lợi nhuận của công ty khi muốn mở rộng hay sáp nhập vào một thị trường mới.

         Mở rộng hơn thì WACC cũng được sử dụng như một tỷ lệ mà các nhà đầu tư dùng để đánh giá lợi nhuận của một công ty, từ đó kiểm tra xem khoản đầu tư này có đáng để theo đuổi hay không.

  • Công thức tính WACC tiêu chuẩn

Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC được xác định bởi công thức:

WACC = (E/V) x K+ (D/V) x KD

Trong đó:

  • KE: Chi phí sử dụng vốn cổ phần
  • KD: Chi phí sử dụng nợ vay
  • E: Giá trị thị trường của Vốn cổ phần
  • D: Giá trị thị trường của Nợ vay
  • V: Tổng vốn dài hạn của doanh nghiệp (V = E + D)
  • Tax: Thuế suất thuế TNDN

Lưu ý: Cơ cấu nguồn vốn sử dụng (E/V hay D/V) phải là cơ cấu nguồn vốn tối ưu. Được xác định theo giá trị thị trường của doanh nghiệp.

Ngoài ra, khi tính WACC thì chi phí sử dụng vốn đưa vào tính toán phải là chi phí sử dụng vốn sau thuế của từng nguồn tài trợ riêng biệt. Đồng thời cơ cấu nguồn vốn sử dụng thường được xác định theo giá thị trường của công ty.

Thêm vào đó, vốn cổ phầnlà tỷ suất sinh lợi mà nhà đầu tư yêu cầu khi mua cổ phần của một doanh nghiệp. Có một nguyên tắc căn bản đó chính là vốn cổ phần có rủi ro càng lớn thì yêu cầu về tỉ suất sinh lợi từ nhà đầu tư sẽ càng cao.

  • Ý nghĩa và hạn chế của WACC

 4.1 Ý nghĩa của WACC

Thông thường, trong quá trình đầu tư cho hoạt động kinh doanh, để đáp ứng được nguồn vốn thì các doanh nghiệp hầu hết sẽ phải sử dụng nhiều nguồn tài trợ khác nhau, mỗi nguồn này lại có chi phí sử dụng không giống nhau. Chính vì thế mà WACC giúp cho doanh nghiệp dự tính được chi phí phải bỏ ra cho mỗi đồng tiền được tài trợ.

Nợ và vốn chủ sở hữu là hai thành phần cấu thành nên nguồn vốn của công ty. Chính vì thế mà lợi nhuận là điều mà cả chủ sở hữu vốn và người cho vay đều sẽ mong đợi. WACC sẽ giúp 2 bên nhìn trước được lợi nhuận mà họ có thể nhận được.

Như đã đề cập ở trên, WACC chính là phương thức giúp các giám đốc đưa ra quyết định khi muốn đưa doanh nghiệp gia nhập một thị trường mới. Nếu tỉ lệ hoàn vốn nội bộ thấp hơn WACC thì thay vì đầu tư vào dự án mới, công ty nên mua lại cổ phiếu của mình hoặc trả cổ tức.

Hầu hết các doanh nghiệp có thể giảm WACC thông qua các nguồn tài trợ chi phí thấp như phát hành trái phiếu thay vì cổ phiếu do chênh lệch lãi suất giữa hai loại này.

4.2 Hạn chế của WACC là gì?

Để có thể xác định được WAC cần rất nhiều thành phần trong công thức, mà những nhân tố này lại không phải các giá trị cố định, các bên khác nhau có thể báo cáo các chỉ số khác nhau do nhiều yếu tố khách quan hay chủ quan. Vì vậy, để tính toán được WACC với số chênh lệch thấp nhất thì người ta phải luôn sử dụng cùng với các số liệu khác.

Có thể nói việc tính toán WACC chính xác là một trong những điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp có thể đưa ra lựa chọn nguồn vốn phù hợp nhất với khả năng của công ty. Bên cạnh đó, WACC cũng giúp các nhà đầu tư có lựa chọn sáng suốt hơn khi quyết định rót vốn cho một doanh nghiệp nào đó. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ WACC là gì cũng như những yếu tố xoay quanh WACC.