Monthly Archives

One Article

Nghề tài chính ngân hàng

Nhiệm Vụ Của Trợ Lý Tài Chính

Posted by TranceM2 on

 

Trợ lý tài chính là nhân viên sơ cấp chịu trách nhiệm chuẩn bị các bảng tính tài chính, báo cáo và đề xuất lên các nhà quản lý có thâm niên và cấp cao. Bạn cần có bằng cử nhân ngành tài chính cùng với hai năm kinh nghiệm ở những công việc có liên quan để trở thành trợ lý tài chính. Văn phòng thống kê lao động cho biết các trợ lý tài chính nằm trong số 10% những người được trả lương thấp nhất trong ngành tài chính, mức lương họ được nhận ít hơn 56.120 đô la mỗi năm, số liệu vào tháng 5/2010.

Trả lời các câu hỏi

Các trợ lý tài chính thường được yêu cầu trả lời những câu hỏi trực tiếp từ các bên liên quan trong công ty như nhân viên ngân sách hoặc các nhà quản lý cấp cao hoặc cơ quan bên ngoài như khách hàng hoặc nhà cung cấp. Họ phải nắm rõ những chính sách và thủ tục của công ty, làm quen với những luật lệ có liên quan như Luật bảo mật dữ liệu và có thể trích dẫn những tài liệu này trong quá trình giao dịch với mọi người. Thái độ thân thiện với khách hàng và khả năng kiềm chế áp lực là vô giá với ngành nghề này.

Thực hiện tính toán

Các trợ lý tài chính áp dụng những kiến thức cơ bản về tính toán khi xử lý các tài liệu tài chính như biên bản, ước tính chi phí thường xuyên hoặc phân tích phương sai. Họ xử lý các số liệu nhằm hỗ trợ các giao dịch tài chính của các nhân viên cấp cao. Về phần các nhà quản lý, các nhà cung cấp và khách hàng thì một trợ lý tài chính có nhiệm vụ hoàn tất những bản phân tích tài chính cơ bản. Họ phải lọc thông qua những số liệu khổng lồ để xác định các thông tin có liên quan để ngoại suy các con số tính toán chính xác. Các tính toán thông thường bao gồm giá trị hiện tại, gía trị phần trăm của một năm và lợi tức đầu tư.

Tham gia nhóm

Với tư cách là người tham gia, một trợ lý tài chính phải tổ chức và quản lý khối lượng công việc của mình để lập báo cáo tài chính kịp thời và đem lại tỉ trọng cho nhóm của mình. Các chuyên gia này thường được yêu cầu tham gia vào các cuộc họp tài chính, ghi lại các cuộc thảo luận, những quyết định được đưa ra và các bước tiếp theo. Nhưng không vì thế mà họ chỉ là những người tham dự thụ động. Họ làm nổi bật những gì không hoạt động trong nội bộ và đề xuất những thay đổi cải thiện chất lượng, độ chính xác và hiệu suất. Họ tham gia rất tích cực vào việc lập ngân sách và lập các khoản nợ vào cuối năm.

Duy trì hồ sơ

Các trợ lý tài chính thường chịu trách nhiệm việc nhập những dữ liệu vào các gói phần mềm máy tính. Bởi vì họ thường làm việc trong những căn phòng nhỏ nên họ cần chịu được tiếng ồn khi thực hiện, phát triển và duy trì các bảng tính tài chính. Hầu hết công việc trong ngày của họ là làm việc trên máy tính, thậm chí khi họ duy trì các hồ sơ phi dữ liệu như bản ghi bộ phận, chi phí nhân viên và các khoản bổ sung. Họ kiểm tra định kỳ công việc của mình, kiểm tra tính chính xác, xác định sai sót và đối chiếu những khác biệt.