Monthly Archives

3 Articles

Kỹ năng

Google cloud platform là gì? Tất tần tật những thông tin về google cloud platform

Posted by TranceM2 on

Với thời đại công nghệ thông tin phát triển, con người ngày càng có nhiều cách lưu trữ thông tin, xây dựng nền tảng khác nhau với số lượng khổng lồ. Và đương nhiên không thể không kể đến google cloud platform. Vậy google cloud platform là gì? Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn các thông tin liên quan đến google cloud platform nhé.

Google cloud platform là gì?

Google cloud platform là một sản phẩm của công ty Google còn được viết tắt là GCP. Đây là nền tảng điện toán đám mây cho phép người dùng có thể sử dụng, tạo lập các ứng dụng, dữ liệu của mình trên hệ thống này. Hiện nay, một số ứng dụng phổ biến với người dùng nhất được xây dựng dựa trên nền tảng google cloud platform có thể kể đến như Youtube, Chrome, Google Maps, Google Search,…

Những vấn đề liên quan đến Mobile, Developer, Management, Networking, Computer Engine, Storage, Big Data,…đều được google cloud platform giải quyết, từ đó giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc xây dựng nền tảng công nghệ thông tin mà không cần phải quan tâm đến các hệ thống bên dưới.

Một trong những ưu điểm tuyệt vời mà google cloud platform có thể mang đến cho người dùng chính là hệ thống dịch vụ Datacenter. Đây là những dịch vụ được google đặt trực tiếp mà người dùng có thể sử dụng dễ dàng với mức độ bảo mật an toàn rất cao. Và đương nhiên, hệ thống google cloud platform được xây dựng dựa trên những nguyên tắc, tiêu chuẩn khắc khe mà một hệ thống điện toán đám mây cần phải có.

Các sản phẩm, dịch vụ chính của google cloud platform

Việc tìm hiểu google cloud platform là gì đã phần nào giúp bạn nắm được những thông tin cần thiết. Tiếp theo đây, chúng ta sẽ đi tìm các sản phẩm, dịch vụ chính mà google cloud platform cung cấp đến người dùng. Bạn tiếp tục theo dõi nhé.

  1. Các sản phẩm của google cloud platform

Các sản phẩm chính có thể kể đến bao gồm 4 mục:

Services: Cloud Endpoints, Translate API, Prediction API

Big Data: BigQuery, Cloud Dataflow, Cloud Dataproc, Cloud Pub/Sub

Storage: Cloud Storage, Cloud Datastore, Cloud SQL, Cloud Bigtable

Compute: App Engine, Compute Engine, Container Engine

Ngoài ra, google cloud platform còn cung cấp các sản phẩm liên quan đến tích hợp ứng dụng và dịch vụ phát triển khác.

  • Các dịch vụ cao cấp của google cloud platform

Internet of things: Hay còn được viết tắt là IoT. Dịch vụ này cho phép người dùng có thể từ những thiết bị IoT để sử dụng, quản lý và tiêu thụ dữ liệu một cách thuận tiện, dễ dàng nhất.

Cloud Machine Learning Engine là dịch vụ phát triển ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) vào các ứng dụng của google. Với dịch vụ này, quá trình thao tác của người dùng trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn vì đã được ghi nhớ từ trước.

Google cũng cung cấp dịch vụ Google Cloud Dataproc giúp quá trình xử lý dữ liệu được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Google Cloud Dataflow là dịch vụ được sử dụng trong những dự án cần tính toán theo thời gian thực tế, trích xuất, chuyển đổi và tải dữ liệu.

Google BigQuery là dịch vụ có kho lưu trữ khổng lồ, giúp quá trình xử lý dữ liệu và phân tích diễn ra thuận lợi với cả những dữ liệu có kích thước lên đến terabyte.

Chi phí để sử dụng google cloud platform

Bất kỳ một sản phẩm nào bạn muốn sử dụng cũng đều cần phải trả phí cho nhà cung cấp. Và google cloud platform cũng vậy, bạn phải trả một khoản phí nhất định tùy thuộc vào sản phẩm, dịch vụ mà bạn muốn sử dụng. Bởi vì mỗi dịch vụ khi hoạt động đều tiêu hao tài nguyên của điện toán đám mây, đó có thể là bộ nhớ, lưu trữ, phân tích và xử lý dữ liệu,…

Công thức tính giá cho từng sản phẩm, dịch vụ của Google khá phức tạp và sẽ được Google cập nhật từng giờ, từng phút. Cho nên, chúng tôi không thể đưa ra cho bạn một mức phí cụ thể. Tuy nhiên, nếu bạn có nhu cầu sử dụng, bạn có thể liên hệ đến Google để có được bảng giá cụ thể nhất.

Bài viết đã giới thiệu đến bạn google cloud platform là gì cũng như những thông tin cơ bản về google cloud platform. Hy vọng đây là bài viết bổ ích cho quá trình tìm hiểu của bạn về các kiến thức này.

Kỹ năng

Cách xin nghỉ việc khéo léo mà bạn nên biết

Posted by TranceM2 on

Không hẳn bạn trẻ nào cũng biết cách xin nghỉ việc khéo léo, đó là một trong những điều mà các bạn trẻ nên học khi bắt đầu bước vào quá trình làm việc của mình.

Có rất nhiều bạn, đặc biệt là các bạn trẻ vẫn chưa nắm được cách xin nghỉ việc như thế nào để thể hiện sự chuyên nghiệp của bản thân. Cách xin nghỉ việc khéo léo sẽ giúp bạn để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng mọi người và đây có thể là cơ hội tốt cho tương lai của bạn.

Nếu bạn nghĩ rằng đã nghỉ việc thì sẽ không liên quan đến công ty cũ nữa, thì đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Bởi vì bạn không thể biết được liệu công việc trong tương lai có liên quan đến công ty cũ hay không. Cho nên, hãy tham khảo bài viết để biết bản thân nên làm gì khi có ý định nghỉ việc nhé.

  1. Xác định thời gian nghỉ việc

Trừ trường hợp bạn nghỉ việc vì lý do đột xuất, không thể trì hoãn được. Thì tốt nhất, hãy nghỉ việc vào những thời điểm công ty không có quá nhiều việc. Nếu không, khi bạn nghỉ việc có thể khiến công ty bị xáo trộn vì thiếu nhân lực làm việc, đặc biệt là khi các dự án đã bắt đầu triển khai. Và đương nhiên, nghỉ việc những lúc này không thể đòi hỏi cấp trên vui vẻ chấp nhận được.

  • Tiến hành thông báo kế hoạch nghỉ việc

Khi bạn đã xác định được thời gian nghỉ việc, hãy thông báo đến quản lý, lãnh đạo của bạn. Đầu tiên, bạn có thể thông báo bằng miệng để họ có sự chuẩn bị trước. Sau đó, hãy viết đơn xin nghỉ việc và trình lên ban lãnh đạo duyệt.

Thời gian tối thiểu là 2 tuần trước ngày bạn chính thức nghỉ việc. Bước này nhằm giúp sếp của bạn có đủ thời gian để tìm người thay thế cho vị trí của bạn. Cũng như giúp bạn có thời gian để sắp xếp, bàn giao công việc. Tuy nhiên, bạn không nên thông báo quá sớm, thời gian tối đa là 1 tháng nếu bạn không muốn bị mọi người thắc mắc sao mãi vẫn chưa nghỉ việc.

  • Giải quyết mọi vấn đề tồn đọng

Điều mà bạn cần thiết phải làm trước khi nghỉ việc chính là hoàn thành hết tất cả các công việc do bạn chịu trách nhiệm. Đây được xem là cách bạn tôn trọng công việc cũng như thể hiện trách nhiệm của mình. Đồng thời, việc này cũng sẽ giúp bạn nhận được sự tôn trọng từ đồng nghiệp cũng như sếp của mình.

Sắp xếp lại các loại giấy tờ, ghi chú bằng nhãn dán để giúp người đảm nhiệm vị trí của bạn dễ dàng trong việc tìm kiếm. Ghi lại hướng dẫn cho những công việc mà bạn đang theo dõi hay những lưu ý về một vị khách hàng nào đó. Đây là những việc tuy nhỏ, nhưng sẽ mang lại kết quả rất tốt.

  • Viết đơn xin nghỉ việc

Cách xin nghỉ việc khéo léo còn phụ thuộc rất nhiều vào đơn xin nghỉ việc của bạn. Đơn xin nghỉ việc không nên được viết với quá nhiều sự sáng tạo hay cái tôi của bạn. Mà nên theo đúng quy chuẩn thường thấy của mọi người. Trong đó, bạn nên sử dụng khéo léo lý do xin nghỉ việc, tránh những lý do thiết tế nhị, gây khó chịu cho người xem như mức lương quá thấp, đồng nghiệp quá chán hay môi trường làm việc không chuyên nghiệp,… Kết thúc thư, đừng quên thể hiện sự ghi nhớ của bạn về công việc, về lãnh đạo và về công ty cùng sự niềm nở của bạn.

Một điều đặc biệt quan trọng chính là bạn không nên gửi thư bằng mail mà hãy in ra giấy A4 và gửi trực tiếp đến tay sếp của bạn. Đây là bước thể hiện sự chuyên nghiệp và thái độ tôn trọng của bạn.

  • Gặp sếp trao đổi vấn đề nghỉ việc

Hãy hẹn gặp và xin được trao đổi trong chốc lát. Bạn không nên trao đổi khi có quá nhiều người, chỉ cần có mặt bạn và sếp là vừa đủ, nếu bạn không muốn mọi chuyện trở nên rối tung lên. Sau đó, hãy gửi đơn xin nghỉ việc cũng như trao đổi thẳng thắn về việc này.

Chú ý: Chắc chắn trong thời gian trao đổi, sếp sẽ hỏi lý do nghỉ việc cũng như đưa ra những lời mời gọi ở lại. Bạn hãy dành thời gian để chuẩn bị lý do xin nghỉ việc cũng như câu trả lời cho những câu hỏi thường gặp. Nó sẽ giúp bạn tránh được sự lúng túng khi sếp đặt ra quá nhiều câu hỏi.

Tìm được cách xin nghỉ việc khéo léo sẽ giúp bạn thể hiện sự chuyên nghiệp của bản thân, đồng thời cũng giúp bạn giữ lại được hình ảnh tốt đẹp trong mắt ban lãnh đạo cũng như đồng nghiệp trong công ty. Cho nên, hãy đảm bảo bạn nghỉ việc trong văn minh, lịch thiệp nhé.

0

Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta

Posted by TranceM2 on

Từ thời học sinh, chúng ta đã được học bài về một số ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta. Tuy nhiên, trải qua nhiều năm thì ít nhiều các kiến thức học được đã phần nào bị quên lãng. Cho nên, bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn nhớ lại ngành công nghiệp trọng điểm là gì cũng như các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta. Bạn cùng tham khảo nhé.

Ngành công nghiệp trọng điểm là gì?

Ngành công nghiệp trọng điểm là những ngành công nghiệp được Nhà nước xác định là có vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghiệp nói riêng cũng như nền kinh tế nước nhà nói chung. Đó là những ngành có thế mạnh phát triển lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao cũng như có sự tác động mạnh đến xã hội.

Một đất nước có phát triển mạnh mẽ hay không? Cuộc sống của người dân có được nâng cao hay không? Một phần bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự phát triển của nền kinh tế và đương nhiên không thể không kể đến các ngành công nghiệp trọng điểm. Vậy nên, mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp cần có sự quan tâm, chú trọng để phát triển những ngành công nghiệp này.

Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta

Sau khi đã tìm hiểu ngành công nghiệp trọng điểm là gì? Tiếp theo đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các ngành công nghiệp nào đang được Nhà nước xác định là ngành công nghiệp trọng điểm nhé.

  1. Ngành công nghiệp năng lượng

Việt Nam là nước rất giàu tài nguyên, nhiên liệu. Vậy nên không khó hiểu khi ngành công nghiệp năng lượng được xác định là ngành công nghiệp trọng điểm. Với “Rừng vàng, Biển bạc”, nếu chúng ta biết khai thác khoa học, hợp lý thì chắc chắn đây sẽ là ngành công nghiệp mang đến nhiều lợi ích cho nước nhà.

Đầu tiên có thể kể đến là ngành công nghiệp khai thác than. Với trữ lượng than lớn, trong đó, 90% trữ lượng nằm ở Quảng Ninh và được đánh giá là mỏ than có chất lượng cao nhất Đông Nam Á. Ngoài ra, chúng ta còn có than nâu tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng và than bùn phân bố nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Khai thác dầu khí cũng là một trong những ngành trọng điểm của ngành công nghiệp năng lượng. Sản lượng dầu khí ở Việt Nam là tương đối lớn được phân bố tập trung ở bể trầm tích ngoài thềm lục địa. Hiện nay, hai bể trầm tích lớn nhất nước ta có thể kể đến là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.

Công nghiệp điện của nước ta hiện nay chủ yếu là nhiệt điện và thủy điện. Nếu như nguồn tài nguyên phong phú là cơ sở chính cho sự phát triển của nhiệt điện thì với hệ thống sông ngòi hùng vĩ là điều kiện để thủy điện phát triển.

Với những nhà máy thủy điện có công suất lớn như nhà máy thủy điện Hòa Bình, nhà máy thủy điện Trị An, nhà máy thủy điện Y-a-ly hay nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ,… không những cung cấp điện cho sản xuất, đời sống hàng ngày mà còn xuất khẩu sang các nước khác.

  • Công nghiệp chế biến thực phẩm

Việt Nam là quốc gia có thế mạnh về trồng trọt và chăn nuôi, từ cây ăn quả, cây lương thực, cây công nghiệp đến nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản. Ngoài ra, với chi phí thấp, thời gian sản xuất nhanh cùng điều kiện về cơ sở vật chất phù hợp với tình hình kinh tế, tài chính của nước ta. Chính vì vậy, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm được Nhà nước đưa vào là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm.

Một khi công nghiệp chế biến phát triển mạnh, nó sẽ thúc đẩy quá trình hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm công nghiệp. Từ đó, vừa nâng cao hiệu quả nuôi trồng vừa giúp đời sống sản xuất của bà con được đi lên. Và tất nhiên, nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến cũng vì thế mà dồi dào hơn.

  • Công nghiệp cơ khí – điện tử

Ngành công nghiệp cơ khí – điện tử là ngành công nghiệp then chốt, là cơ sở, nền tảng cho sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Đây là ngành cung cấp hệ thống máy móc, trang thiết bị cho quá trình sản xuất, kinh doanh cũng như sinh hoạt của người dân. Ngoài ra, ngành cơ khí – điện tử phát triển còn ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng của đất nước, góp phần xây dựng sự tự chủ trong việc giữ vững chủ quyền quốc gia, tạo nền tảng để ổn định và phát triển đất nước.

  • Công nghiệp dệt may

Đây cũng là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm. Với lợi thế nguồn lao động rẻ dồi dào, sản phẩm chất lượng, trong nhiều năm qua, các sản phẩm dệt may của nước ta đã xuất khẩu sang các nước trên thế giới. Công nghiệp dệt may trở thành một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của kinh tế Việt Nam.

Với những thông tin về ngành công nghiệp trọng điểm là gì cũng như các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta, hy vọng bài viết đã mang đến bạn những kiến thức bổ ích. Bởi vì đây là những ngành mang đến sự phát triển cho kinh tế, đời sống, xã hội của người dân Việt Nam.