Monthly Archives

3 Articles

Kỹ năng

Chuyên viên kinh doanh là gì? Những thông tin cần biết về chuyên viên kinh doanh

Posted by TranceM2 on

Nhiều bạn theo đuổi lĩnh vực kinh tế đều muốn sau khi ra trường sẽ trở thành một chuyên viên kinh doanh giỏi. Thế nhưng liệu bạn đã thực sự nắm được rõ chuyên viên kinh doanh là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn nắm được những thông tin cần biết về chuyên viên kinh doanh trong công ty.

Chuyên viên kinh doanh là gì?

Chuyên viên kinh doanh là cách gọi khác cho vị trí nhân viên kinh doanh trong công ty. Một số doanh nghiệp nước ngoài thường gọi vị trí này với cái tên là Sales Supervisor hay Sales Executive. Đây là vị trí có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện các chiến lược khai phá, tiếp cận thị trường, giúp đẩy nhanh, đẩy mạnh hoạt động bán hàng nhằm mục đích bán được càng nhiều sản phẩm càng tốt, mang doanh thu về cho công ty.

Theo nhận định từ các chuyên gia, thì bất cứ doanh nghiệp nào có hoạt động sản xuất đều cần có bộ phận kinh doanh, đặc biệt là lực lượng chuyên viên kinh doanh. Và số lượng chuyên viên sẽ tỉ lệ thuận với quy mô của doanh nghiệp đó. Tức doanh nghiệp càng lớn thì lực lượng chuyên viên kinh doanh càng nhiều. Điều này mang đến cơ hội rất lớn cho các bạn có niềm đam mê trở thành chuyên viên kinh doanh.

Chuyên viên kinh doanh đảm nhận các nhiệm vụ chính nào?

Nếu bạn muốn tìm hiểu chuyên viên kinh doanh là gì thì đương nhiên không thể bỏ qua việc tìm hiểu các nhiệm vụ mà một chuyên viên kinh doanh cần phải đảm nhiệm. Bài viết này là sự tổng hợp một số yêu cầu từ các doanh nghiệp mà bạn có thể tham khảo cho bản thân mình.

Nhiệm vụ đầu tiên chắc chắn là ai cũng biết, đó chính là duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ và tìm kiếm, tạo dựng mối quan hệ với khách hàng mới. Nếu các bạn chỉ tập trung cho việc tìm kiếm khách hàng mới mà quên mất khách hàng cũ là một sai lầm rất lớn. Đây là nguồn mang lại lợi nhuận cao tương đối ổn định. Bởi vì chi phí để có được một khách hàng mới cao hơn rất nhiều so với nguồn khách hàng cũ của công ty.

Tiếp theo, chuyên viên kinh doanh cần lập chiến lược kinh doanh cũng như báo cáo gửi lên trưởng bộ phận của mình theo thời gian quy định. Và để có được sự đồng ý từ trưởng bộ phận, bạn cần trải qua quá trình nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh và khách hàng tiềm năng để xây dựng được một bản chiến lược kinh doanh thuyết phục nhất.

Tư vấn, hướng dẫn và giải quyết vấn đề với khách hàng. Đây là nhiệm vụ không thể thiếu đối với chuyên viên kinh doanh. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ này, bạn cần nắm rõ các thông tin về sản phẩm, giá cả, ưu nhược điểm của sản phẩm,… Ngoài ra, nắm bắt thông tin sản phẩm cạnh tranh trực tiếp cũng sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình tư vấn, thuyết phục khách hàng.

Chốt đơn hàng và xử lý các vấn đề liên quan. Quá trình bán hàng sẽ không thể được gọi là thành công nếu bạn không chốt được đơn hàng với khách. Và kỹ năng chốt đơn hàng cũng là một trong những kỹ năng cần được rèn luyện nếu bạn muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ này. Sau khi hoàn tất các thủ tục về đơn hàng, bạn cũng cần phải theo dõi quá trình xuất kho, giao hàng để có thể kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh. Đảm bảo khách hàng nhận được sản phẩm với sự hài lòng tuyệt đối.

Ngoài ra, chuyên viên kinh doanh còn có nhiệm vụ phải thường xuyên nâng cao kiến thức, kỹ năng cho bản thân mình. Việc này vừa mang lại hiệu quả làm việc, nâng cao doanh số bán hàng vừa giúp bạn có được những bước tiến vững chắc trong sự nghiệp bản thân, tránh được quá trình đào thải khắc nghiệt của thị trường lao động.

Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ của vị trí chuyên viên kinh doanh, ngoài kiến thức được học trên nhà trường, bạn cũng cần tự rèn luyện bản thân thông qua những trải nghiệm thực tế. Và đừng quên nâng cao các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc này nhé.

Với những thông tin về chuyên viên kinh doanh là gì đã được chia sẻ ở bài viết, chúng tôi mong rằng có thể mang đến bạn những kiến thức cần thiết cho quá trình học tập và làm việc sắp tới.

Kỹ năng

Công việc của một nhân viên chăm sóc khách hàng làm những gì?

Posted by TranceM2 on

Nếu bạn cho rằng công việc của một nhân viên chăm sóc khách hàng chỉ là ngồi ở văn phòng và trả lời điện thoại, thì bạn đã sai. Một nhân viên chăm sóc khách hàng cần phải hoàn thành rất nhiều công việc khác nhau. Bạn yêu thích công việc này thì nên tìm hiểu thật kĩ để có được sự chuẩn bị thật tốt nhé.

Giới thiệu sơ lược về nghề chăm sóc khách hàng

Đúng như tên gọi, chăm sóc khách hàng là nghề giúp khách hàng giải quyết những thắc mắc, những vấn đề phát sinh trong quá trình mua bán và sử dụng sản phẩm. Được xem là bộ phận quan trọng quyết định sự trung thành của khách hàng, mỗi nhân viên chăm sóc khách hàng là một nhân tố trong đó.

Không chỉ đơn giản là việc ngồi đợi khách hàng liên hệ khi gặp sự cố, một nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp là người nên chủ động trong việc hỏi thăm tình hình sử dụng sản phẩm cũng như sự đánh giá của khách hàng đối với sản phẩm cũng như thái độ phục vụ của nhân viên công ty.

Là một nhân viên chăm sóc khách hàng, bạn phải luôn thể hiện được sự chuyên nghiệp của mình. Bởi vì với mỗi tương tác, bạn đều mang lại những ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực khác nhau, từ đó mà ảnh hưởng đến doanh thu chung của công ty.

Mô tả công việc của nhân viên chăm sóc khách hàng

Công việc của một nhân viên chăm sóc khách hàng bao gồm những nhiệm vụ chính dưới đây:

Nhiệm vụ đầu tiên chính là hỗ trợ khách hàng giải quyết những vấn đề liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Bạn cần tìm hiểu vấn đề, nguyên nhân, sau đó lựa chọn giải pháp nào phù hợp nhất. Tiến hành giải thích, giải quyết vấn đề bằng sửa chữa, thay đổi hay điều chỉnh. Đừng quên theo dõi quá trình sau đó, đảm bảo rằng không xảy ra bất kỳ vấn đề nào khác. Mang lại sự hài lòng cho khách hàng.

Trả lời các câu hỏi liên quan đến sản phẩm, dịch vụ cũng như giới thiệu các chính sách, chương trình khuyến mãi đến khách hàng. Mục đích thu hút khách hàng tiềm năng cho công ty.

Hỗ trợ khách hàng mua hàng, đổi trả sản phẩm trong trường hợp bị lỗi hay hủy đơn hàng.

Lập danh sách khách hàng và cập nhật thường xuyên những khách hàng mới. Nếu công ty có chính sách dành cho khách hàng, đảm bảo rằng mỗi khách hàng mới đều được mở tài khoản khách hàng trong công ty.

Phụ trách việc liên lạc giữa khách hàng với các bộ phận khác trong công ty. Ví dụ sản phẩm cần được sửa chữa, nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ có nhiệm vụ cập nhật thông tin, tình hình sản phẩm để giải đáp đến khách hàng kịp thời.

Khảo sát sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ và nhân viên của công ty. Lập bảng báo cáo trình lên ban lãnh đạo để có những chỉnh sửa, thay đổi kịp thời, từ đó mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng, dịch vụ tốt nhất.

Lập báo cáo hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm theo yêu cầu của ban lãnh đạo về sự đánh giá của khách hàng, về số lượng khách hàng,…

Tuân theo các chỉ thị, quy định khác của cấp trên, đảm bảo quá trình làm việc được tốt nhất.

Yêu cầu đối với nhân viên chăm sóc khách hàng

Để hoàn thành tốt công việc của một nhân viên chăm sóc khách hàng, bạn phải đáp ứng được những yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, kiến thức chung về công ty cũng như am hiểu kỹ lưỡng về sản phẩm, dịch vụ. Ngoài ra, bạn phải có được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe cũng như kỹ năng giải quyết vấn đề. Khi đó, không những hoàn thành công việc mà bạn còn có được cơ hội thăng tiến lên những vị trí cao hơn trong công ty.

Việc tìm hiểu mô tả công việc của nghề chăm sóc khách hàng sẽ giúp bạn xác định được bản thân cần chú trọng học hỏi, trau dồi những kiến thức, kỹ năng gì để bước vào công việc này. Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích đến với bạn.

Kỹ năng

Thông thái là gì? Bí quyết giúp bạn trở nên thông thái hơn

Posted by TranceM2 on

Không ít lần bạn được nghe mọi người nói đến từ “thông thái”. Thế nhưng liệu bạn đã hiểu chính xác thuật ngữ này. Cùng chúng tôi tìm hiểu thông thái là gì trong bài viết này nhé. Đồng thời cùng tham khảo bí quyết làm sao để trở nên thông thái hơn với những gợi ý sau đây.

Thông thái là gì?

Thông thái là một thuật ngữ nhằm chỉ những người có kiến thức uyên thâm trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Bất kỳ ở một lĩnh vực nào cũng không thể làm khó được họ bởi vốn kiến thức sâu rộng đó.

Thông thái khác với thông minh ở chỗ, thông minh là bẩm sinh còn thông thái có được bởi những kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình học hỏi, rèn luyện của bản thân mỗi người.

Người thông thái sẽ biết cách đưa ra những lựa chọn đúng đắn, phù hợp với từng hoàn cảnh, từng thời điểm riêng. Đồng thời cách nhìn nhận vấn đề cũng thấu đáo hơn, biết đâu là đúng đâu là sai để từ đó đưa ra những cách hành xử khéo léo, khôn ngoan.

Bí quyết để trở thành người thông thái

Sau khi đã tìm hiểu thông thái là gì hẳn bạn sẽ muốn biết cách nào để trở thành người thông thái. Với những gợi ý sau đây hy vọng sẽ giúp bạn tìm được bí quyết riêng của mình.

  1. Tự mình khám phá, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm

Như trên đã đề cập, thông thái không phải là bẩm sinh mà có được, bạn cần phải trải qua quá trình rèn luyện, tích lũy từ thực tế, kinh nghiệm của bản thân. Vậy nên, điều đầu tiên giúp bạn trở nên thông thái hơn không gì khác ngoài việc bạn phải tự mình đúc kết nó.

Trước tiên, bạn hãy loại bỏ những điều đã cũ và bắt tay vào thực hiện những cái mới. Bởi vì nếu bạn vẫn cứ tiếp tục với những điều quen thuộc thì làm sao bạn có thể có thêm kinh nghiệm, kiến thức để trở nên thông thái hơn. Đừng sợ hãi mà hãy bước ra ngoài nhiều hơn, đó có thể là đến vùng đất mới để du lịch, nghỉ ngơi hay thay đổi nơi làm việc, địa điểm ăn uống chẳng hạn.

Cởi mở và hòa đồng hơn với mọi người. Trao đổi nhiều hơn, lắng nghe nhiều hơn cũng là cách giúp bạn trở nên thông thái hơn. Bằng việc lắng nghe câu chuyện của mọi người, bạn sẽ học được cách phân tích những cái đúng, cái sai để làm kinh nghiệm cho bản thân. Ngoài việc lắng nghe, bạn cũng đừng quên thảo luận đưa ý kiến hay đặt câu hỏi thêm cho vấn đề bạn đang thắc mắc. Đó cũng là một trong những cách rèn luyện sự thông thái cho bản thân.

  • Học hỏi từ những người thông thái khác

Đương nhiên nếu bạn muốn trở nên thông thái hơn thì không thể bỏ qua việc học hỏi từ những người thông thái hơn mình. Đây là cách nhanh chóng và chính xác nhất dành cho bạn. Từ những người thông thái đó, bạn sẽ học được cách giao tiếp, cách hành xử cũng như khối kiến thức từ họ.

Bạn có thể đăng ký tham gia các khóa học, buổi hội thảo, tọa đàm về lĩnh vực mà bạn yêu thích hay quan tâm. Từ những lần tham dự này, bạn sẽ được cập nhật thêm nhiều kiến thức mới, hay ho hơn, đồng thời đây cũng là dịp để làm quen, giao lưu thêm với nhiều người.

  • Thực hành sống và lựa chọn thật thông thái

Bạn sẽ không thể trở nên thông thái hơn nếu không áp dụng được những kiến thức mình học vào trong cuộc sống. Người ta thường nói “Học đi đôi với hành” cho nên, hãy thực hành sống và lựa chọn thật thông thái bằng những gợi ý như luôn khiêm tốn trước mọi tình huống. Bởi vì núi cao còn có núi cao hơn, những điều bạn biết chỉ như hạt cát giữa sa mạc, đừng cố tỏ ra rằng mình là người biết tuốt, điều đó chỉ khiến bạn trông thật thiển cận mà thôi.

Một điều nữa chính là hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra hành động. Đừng để cảm xúc cá nhân nhất thời ảnh hưởng đến sự lựa chọn của bạn. Hiểu giá trị bản thân để hành động đúng với nó, vì con người không có ai là hoàn hảo cả.

Cuối cùng, đừng quên chia sẻ sự thông thái của mình đến những người xung quanh. Càng có nhiều người thông thái thì cuộc sống này càng tốt đẹp hơn, không phải ư? Đồng thời, đây chính là cách giúp bạn củng cố lại các kiến thức của mình.

Việc tìm hiểu thông thái là gì cũng như bí quyết giúp bạn trở nên thông thái hơn với bài viết trên đây hy vọng đã mang đến bạn những thông tin bổ ích. Hãy xác định bản thân mong muốn gì để có thể lựa chọn được hướng đi đúng đắn nhất.